【bdkq hn】Hà Nội phát triển đô thị thông minh theo hướng bền vững
Sử dụng AI và Big Data để quy hoạch
Chia sẻ về quá trình triển khai thành phố thông minh của Thủ đô tại Hội nghị thành phố thông minh Việt Nam - châu Á 2024 tổ chức ngày 2/12,àNộipháttriểnđôthịthôngminhtheohướngbềnvữbdkq hn Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Nguyễn Việt Hùng cho biết, dựa trên chỉ đạo của Trung ương, Hà Nội đã có nhiều chủ trương cụ thể thông qua Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 của Thành ủy về “Chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, Chương trình số 07-CTr-TU 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025”.
Bên cạnh đó, Thành phố cũng đang trong quá trình xây dựng chi tiết các nhiệm vụ cụ thể phải triển khai thông qua Đề án “Xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Nguyễn Việt Hùng chia sẻ về quá trình triển khai thành phố thông minh của Thủ đô tại Hội nghị. |
Thành phố Hà Nội sẽ ưu tiên phát triển 3 lĩnh vực trọng tâm gồm giao thông đô thị; bảo tồn và phát triển di sản, văn hoá, du lịch; bảo vệ môi trường nước, không khí. |
Theo Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, mục tiêu của Hà Nội là phát triển Thủ đô hài hòa, theo hướng “Văn hiến - Văn minh - Xanh - Thông minh - Hiện đại” vững bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; xây dựng nền tảng chính quyền số minh bạch, hiệu quả; xây dựng nền tảng hạ tầng thông tin đô thị thông minh…
Các giải pháp về quy hoạch là yếu tố quan trọng. Thành phố thông minh cần đặt mục tiêu vào quy hoạch xanh thông minh từ đầu, đồng thời có cơ chế giám sát quy hoạch thông minh; quy hoạch đô thị với tư duy dài hạn và thích ứng…
Về quy hoạch đô thị thông minh sẽ sử dụng AI và Big Data để quy hoạch các khu đô thị bền vững, linh hoạt theo thời gian. Đẩy mạnh kiến trúc xanh trong thiết kế đô thị; tạo ra các không gian sống đa chức năng, thông minh và giữ gìn bản sắc đô thị.
Nhấn mạnh đến nguồn nhân lực, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cho hay, cần phát triển nhân lực chất lượng cao trên cơ sở đầu tư phát triển nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực STEM và công nghệ thông tin, đáp ứng yêu cầu quốc tế và thị trường lao động trong thời đại công nghiệp 4.0. Đào tạo nhân lực cho thành phố thông minh thông qua tổ chức đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong các lĩnh vực như giáo dục, y tế, giao thông, thu hút nhân tài về công nghệ nhằm hỗ trợ chuyển đổi số trong giáo dục.
Đa dạng nguốn vốn để phát triển đô thị thông minh
Bên cạnh đó, một trong những giải pháp quan trọng khác để phát triển thành phố thông minh tại Hà Nội là tài chính - đầu tư, ông Hùng cho biết thành phố sẽ ưu tiên bố trí ngân sách cho các dự án phát triển hạ tầng thông tin thành phố thông minh, đảm bảo có đủ nguồn lực cho quản trị, vận hành, bảo trì và nâng cấp các hệ thống hạ tầng thông tin. Đầu tư vào hạ tầng thông tin được coi là một trong những lĩnh vực chiến lược, đóng vai trò cốt lõi trong tổng thể phát triển hạ tầng kỹ thuật và kinh tế - xã hội của Hà Nội.
Lãnh đạo TP. Hà Nội tham quan các gian hàng triển lãm tại Hội nghị thành phố thông minh Việt Nam - châu Á 2024. |
"Để phát triển đô thị thông minh một cách hiệu quả, Hà Nội sẽ xây dựng cơ chế tài chính linh hoạt để hợp tác với các doanh nghiệp công nghệ trong việc triển khai các ứng dụng, quản trị và vận hành thành phố thông minh. Điều này không chỉ giảm thiểu rủi ro đầu tư mà còn tối ưu hóa sự tham gia của khu vực tư nhân vào các dự án phát triển” - ông Hùng nhấn mạnh.
Ngoài ra, Thành phố sẽ rà soát và bổ sung các cơ chế, chính sách tài chính để thu hút đầu tư từ cả khu vực công và tư nhân. Đặc biệt, các mô hình đầu tư công tư (PPP) sẽ được đẩy mạnh với các hình thức hợp tác phổ biến như: Xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT), Xây dựng - sở hữu - vận hành - chuyển giao (BOOT), và các mô hình khác. Những mô hình này giúp giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước và thu hút các nguồn lực tài chính từ khu vực tư nhân và quốc tế.
Bên cạnh đó, Thành phố sẽ hoàn thiện cơ chế bảo lãnh cho các nhà đầu tư tư nhân tham gia vào các dự án đô thị thông minh có độ rủi ro cao. Việc rà soát và cải tiến các cơ chế, chính sách giảm thiểu rủi ro vận hành và đầu tư sẽ giúp thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư chiến lược.
Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cho biết, Hà Nội sẽ phát triển các mô hình tài chính thông minh để huy động vốn từ xã hội, bao gồm các công cụ tài chính cơ bản như tài trợ bằng nợ, vốn chủ sở hữu, trái phiếu thông minh và tài trợ cộng đồng. Việc sử dụng các công cụ này giúp tối ưu hóa nguồn vốn đầu tư, đồng thời giảm bớt sự phụ thuộc vào ngân sách nhà nước.
Đặc biệt, Thành phố sẽ phát triển các sản phẩm và dịch vụ tài chính để phục vụ các đối tượng như doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, và hộ gia đình; thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt và phát triển các dịch vụ tài chính thông minh sẽ là một phần trong chiến lược thúc đẩy kinh tế số và tài chính toàn diện cho thành phố thông minh./.
Đối với hoạt động thúc đẩy các hình thức hợp tác đối tác công tư (PPP), Thành phố sẽ nghiên cứu và mở rộng các hình thức PPP phổ biến trên thế giới như: Nhượng quyền khai thác (Franchise), thiết kế - xây dựng - vận hành (DBFO), và xây dựng - vận hành - quản lý (BOM). Các hình thức này sẽ giúp tăng cường hiệu quả quản lý, nâng cao chất lượng dịch vụ công và giảm gánh nặng chi phí đầu tư cho ngân sách nhà nước. |