【keo c1 hom nay】Thủy sản xuất khẩu bị trả về: “Tại anh tại ả, tại cả đôi bên”
作者:Cúp C1 来源:World Cup 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-24 23:22:26 评论数:
Bình thường (?)
Theo ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad), Bộ NN&PTNT: Hiện nay, thủy sản Việt Nam XK đi 120 nước và vùng lãnh thổ. Trong năm 2017, tổng kim ngạch XK thủy sản đạt con số khá lớn là 8,3 tỷ USD. Khi kim ngạch XK lớn, đi nhiều thị trường, các thị trường lại càng quan tâm tới thủy sản Việt Nam.
Những yêu cầu từ thị trường ngày càng cao, chỉ tiêu kiểm tra, kiểm nghiệm ngày càng nhiều. Vì vậy, chuyện có lô hàng bị cảnh báo là bình thường. Nước nào XK cũng đều có hiện tượng bị cảnh báo. XK nhiều thì cảnh báo nhiều.
Thời gian qua, các lô hàng thủy sản bị cảnh báo đến từ một số thị trường XK thủy sản chính như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản. Ngoài ra, các thị trường khác nổi lên là Hàn Quốc, Australia... Tuy nhiên, điểm đáng chú ý là, số lô hàng bị cảnh báo đã giảm rõ rệt, từ 128 lô trong năm 2016 còn 125 lô trong năm 2017.
Tính riêng quý I năm nay, con số bị cảnh báo chỉ là 23 lô. Nếu trên cơ sở qúy I để tính chung cả năm 2018, dự kiến số lô hàng bị cảnh báo khoảng trên 80 lô.
“Tình hình các lô hàng thủy sản XK bị cảnh báo, trả về mặc dù đã giảm nhưng vẫn còn ở mức cao, ảnh hưởng không tốt tới hình ảnh, uy tín của thủy sản Việt Nam trên thị trường thế giới, làm giảm hiệu quả kinh tế của các DN. Hàng XK bị trả về không chỉ khiến DN thua thiệt mà còn tác động tiêu cực đến người nuôi trồng thủy sản”, ông Tiệp nói.
Liên quan đến câu chuyện thủy sản XK bị cảnh báo, trả về, ông Trương Đình Hòe, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và XK Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho hay: Vấn đề kháng sinh trong thủy sản, các DN chế biến, XK đã nhận thức rất rõ, song việc kiểm tra tất cả sản phẩm rất khó khăn, dẫn tới tình trạng vẫn còn lô hàng tồn dư kháng sinh.
Đó là bởi, DN thu mua tôm, cá… từ nhiều ao nuôi khác nhau. Khâu kiểm tra được tiến hành theo hình thức kiểm tra xác suất chứ không thể kiểm tra hết từng con tôm, cá…
Kiểm soát chặt hóa chất, kháng sinh
Xung quanh vấn đề, tại sao các lô hàng XK bị cảnh báo, trả về của thủy sản Việt Nam vẫn ở mức cao, ông Tiệp cho rằng, nguyên nhân “tại anh tại ả, tại cả đôi bên” gồm các DN chế biến, XK lẫn người nông dân nuôi trồng, chứ không thể chỉ do khâu nuôi trồng ban đầu.
Ông Tiệp phân tích: Các lô hàng bị thị trường cảnh báo về các yếu tố như kháng sinh, kim loại nặng, phụ gia, độc tố, sinh học... Ví dụ, hàng cảnh báo tồn dư của thuốc kháng sinh, nguyên nhân là do người nuôi trồng thủy sản nhận thức kém, chưa biết yêu cầu về an toàn thực phẩm của Việt Nam và các thị trường hoặc một bộ phận đã biết, song vì ham lợi trước mắt nên vẫn sử dụng kháng sinh trong quá trình nuôi trồng.
Câu chuyện đó là có thật. Ngoài rủi ro từ khâu nuôi trồng ban đầu, nguyên nhân còn đến từ chính bản thân DN. Ví dụ, khi lô hàng XK bị cảnh báo về vi sinh là bởi DN vệ sinh không tốt; cảnh báo phụ gia là do DN dùng phụ gia không đúng cách… Theo quy định của Luật An toàn thực phẩm của Việt Nam, đơn vị chế biến thực phẩm mang bán ra ngoài phải có trách nhiệm kiểm soát nguồn nguyên liệu. Nếu DN sử dụng nguồn nguyên liệu không an toàn phải bị liên đới chịu trách nhiệm.
Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị 09/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp khắc phục tình trạng các lô hàng thủy sản Việt Nam bị nước ngoài cảnh báo, trả về. |
Một số chuyên gia nhận định: Câu chuyện thủy sản XK bị cảnh báo, trả về không còn mới. Từ các thị trường chính, chủ lực như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản hay các thị trường khác như Australia, Brazil, Hàn Quốc…, thủy sản Việt đều đã từng vấp phải.
Điều đó đặt ra yêu cầu cấp bách thúc đẩy kiểm soát chặt việc buôn bán, sử dụng hóa chất, kháng sinh, nâng cao chất lượng, đảm bảo uy tín hàng thủy sản XK thông qua sự chung tay, trách nhiệm của cả cộng đồng từ nhiều góc độ. Cụ thể, khâu sản xuất ban đầu thay vì sử dụng các hóa chất, kháng sinh không được phép thì cần sử dụng các chất được phép, theo đúng hướng dẫn.
Từ phía DN, ngoài nỗ lực tự đảm bảo các chỉ số vi sinh, phụ gia, hóa chất… trong sản phẩm, ở khâu thu mua nguyên liệu, DN phải có chương trình kiểm tra lại đơn vị cung ứng. Nếu DN kiểm tra thấy nguyên liệu không an toàn thì không mua.
Phía cơ quan quản lý nhà nước, cần tiếp tục đẩy mạnh hoàn thiện chính sách thể chế, tuyên truyền vận động, tăng ý thức, sự hiểu biết của người dân trong sử dụng hóa chất, kháng sinh…, đồng thời thanh tra, kiểm tra, xử lý kịp thời các vi phạm.
Theo ông Trương Đình Hòe, mấu chốt là chính quyền các cấp phải kiểm soát chặt kháng sinh trên thị trường. “Hiện nay, thị trường có nhiều người bán công khai các loại chất cấm, kháng sinh không được phép sử dụng cho các hộ nuôi.
Các hộ nuôi không tìm hiểu kỹ hoặc ham rẻ mua về dùng. Chính quyền cần tuyên truyền để nâng cao nhận thức người bán hóa chất, đồng thời quản lý chặt chẽ, đồng bộ các nguồn thuốc trên thị trường cũng như từ ao nuôi tới nhà máy”, ông Hòe nói.
Bộ NN&PTNT là một trong những đơn vị chủ chốt tham gia “cuộc chiến” chống thực phẩm bẩn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ông Tiệp cho hay, ngay sau khi nhận được Chỉ thị 09/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp khắc phục tình trạng các lô hàng thủy sản Việt Nam bị nước ngoài cảnh báo, trả về của Thủ tướng Chính phủ mới đây, Nafiqad đã được Bộ NN&PTNT giao xây dựng Kế hoạch hành động để thực hiện Chỉ thị.
Trong kế hoạch đó, Nafiqad sẽ nêu rõ từng việc cụ thể, Bộ NN&PTNT giao cho ai, thời gian nào và sản phẩm gì. Có những việc Bộ NN&PTNT tự làm được như quản lý vật tư nông nghiệp; quản lý chặt chẽ việc cấp phép thuốc thú y, chất xử lý cải tạo môi trường; nghiên cứu đẩy mạnh sản xuất giống thủy sản…
Tuy nhiên, còn nhiều nội dung, Bộ NN&PTNT cần phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan Bộ: Y tế, Công Thương, Công an… để triển khai. “Điển hình như, Bộ NN&PTNTN sẽ phối hợp với Bộ Công Thương cập nhật quy định của thị trường NK; phối hợp Bộ Y tế, Bộ Công Thương tổ chức kiểm soát chặt chẽ hóa chất, kháng sinh NK để sử dụng trong y tế, công nghiệp nhưng bị lạm dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản; phối hợp với Bộ Công an trong việc triệt phá dứt điểm các đường dây nhập lậu, tàng trữ, lưu thông chất cấm, chất xử lý, cải tạo môi trường… ngoài danh mục được phép lưu hành và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Ngoài ra, khâu phối hợp còn phải được đẩy mạnh với các tổ chức như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ… Hiện nay, hộ sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ rất nhiều trong khi cơ quan nhà nước lại ít người nên cần tận dụng tốt hệ thống “chân rết” của các hội để phổ biến, giáo dục, giám sát…”, ông Tiệp nhấn mạnh.