发布时间:2025-01-10 16:38:50 来源:Empire777 作者:Cúp C2
Thiếu hành lang pháp lý cho tài chính tiêu dùng phát triển | |
Ngân hàng có thể vận hành như công ty công nghệ tài chính trong tương lai | |
Trình Chính phủ Nghị định về cơ chế thử nghiệm Fintech trong quý 4 |
TheĐảmbảochofintechpháttriểkết quả đá bóng việt namo nghiên cứu của TS. Phạm Nguyễn Anh Huy, Giảng viên cấp cao ngành Tài chính, sáng lập viên của Trung tâm FinTech-Crypto RMIT, Đại học RMIT Việt Nam, lĩnh vực Fintech đã phát triển theo cấp số nhân ở Việt Nam trong 5 năm qua, phần lớn là nhờ ví điện tử và thanh toán kỹ thuật số đang ngày càng trở nên phổ biến. Thành quả này là nhờ nỗ lực của Chính phủ trong việc thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, Chính phủ điện tử và tài chính toàn diện. Tuy nhiên, vị này nhận định, lĩnh vực Fintech Việt Nam vẫn đang ở trong giai đoạn tương đối sơ khai, Việt Nam chưa bắt kịp các nước ASEAN-6 như Malaysia, Philippines hay Thái Lan, vẫn còn khoảng cách khá xa để sánh vai được với các thị trường công nghệ khổng lồ như Singapore hay Indonesia.
Hơn nữa, với lĩnh vực công nghệ tài chính, môi trường pháp lý là vấn đề cốt lõi nhất để đảm bảo phát triển lành mạnh. Hiện Ngân hàng Nhà nước đã đề xuất thiết lập khuôn khổ pháp lý và cơ chế quản lý thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) cho Fintech, nhưng vẫn chưa được thực hiện. Trong khi đó, theo các chuyên gia, thị trường công nghệ tài chính tại Việt Nam có nhiều tiềm năng và dư địa để phát triển, số lượng nhà đầu tư nước ngoài đổ tiền vào cũng đáng kể trong những năm qua.
Do đó, theo TS. Phạm Nguyễn Anh Huy, Việt Nam cần nhanh chóng ban hành cơ chế quản lý thử nghiệm Fintech, nếu không Việt Nam có thể để vuột mất cơ hội trở thành trung tâm Fintech-blockchain hàng đầu trong bối cảnh các quốc gia khác đang đẩy mạnh cạnh tranh. Mặt khác, các cơ quan chức năng cần bảo đảm về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng từ ngành công nghiệp này.
Tuy vậy, xét từ góc độ cơ quan quản lý thì Fintech là lĩnh vực còn nhiều mới mẻ, lai ghép giữa công nghệ và tài chính. Do đó, cơ quan quản lý cần cẩn trọng trong hoạch định chính sách về tài chính cũng như cơ chế, chế tài quản lý. Thế nên, sự phát triển của Fintech rất cần sự nỗ lực của nhiều phía với những đối thoại, tiếp thu ý kiến giữa doanh nghiệp với cơ quan chức năng, cần sự học hỏi kinh nghiệm thị trường thế giới để đưa ra giải pháp phù hợp, để vừa giúp doanh nghiệp Việt Nam không lỡ mất “chuyến tàu” hội nhập vừa đảm bảo an toàn cho thị trường tài chính trong nước.
相关文章
随便看看