【lịch đá bóng châu âu】Ngân hàng đón đầu cơ hội cấp tín dụng cho các dự án xanh

  发布时间:2025-01-10 19:46:43   作者:玩站小弟   我要评论
Những điểm nghẽn cần tháo gỡ để khơi thông dòng vốn tín dụng xanhGiữa bối cảnh biến đổi khí hậu diễn lịch đá bóng châu âu。

Những điểm nghẽn cần tháo gỡ để khơi thông dòng vốn tín dụng xanh

Giữa bối cảnh biến đổi khí hậu diễn ra trên toàn cầu,ânhàngđónđầucơhộicấptíndụngchocácdựálịch đá bóng châu âu “xanh hóa” tín dụng là một trong những hoạt động được ưu tiên hàng đầu. Dù vậy, tính đến hết năm 2023, dư nợ cấp tín dụng xanh ở nước ta mới chỉ đạt hơn 600.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khiêm tốn 4,4% tổng dư nợ toàn nền kinh tế, do còn tồn tại một một số vướng mắc.

Thứ nhất, hiện chưa có hướng dẫn về danh mục, tiêu chí phân loại dự án xanh phù hợp với các phân ngành/ lĩnh vực kinh tế, làm căn cứ để các tổ chức tín dụng (TCTD) thẩm định, lựa chọn và giám sát khi thực hiện cấp tín dụng xanh. Những hành lang pháp lý để triển khai hệ thống ESG, tín dụng xanh vẫn đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện.

Ở nước ta, chưa có quy định cụ thể xác định rằng xây dựng và phát triển ngân hàng xanh có phải nhiệm vụ bắt buộc hay không, dẫn đến hoạt động này dễ dàng bị thờ ơ, bỏ ngỏ. Thêm vào đó là thiếu cơ chế ghi nhận, đánh giá, xếp hạng đối với TCTD có thành tích tốt trong cấp tín dụng xanh; cũng như cơ chế hỗ trợ, ưu đãi về nguồn vốn để khuyến khích việc triển khai cấp tín dụng xanh diễn ra thực sự hiệu quả.

Thứ hai,nhiều ngân hàng gặp khó trong việc cân đối nguồn vốn. Các dự án đầu tư xanh tại Việt Nam, đặc biệt là các lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng sạch thường yêu cầu thời gian hoàn vốn dài, chi phí đầu tư lớn và rủi ro thị trường cao, trong khi nguồn vốn cho vay lại chủ yếu đến từ vốn huy động ngắn hạn, huy động theo cơ chế thương mại có chi phí cao.

Thứ ba,kiến thức kỹ thuật, chuyên môn về môi trường trở thành rào cản cho không ít cán bộ tín dụng trong việc quản lý những rủi ro môi trường – xã hội có thể tiềm ẩn; thẩm định, đánh giá hiệu quả của dự án, cũng như chất lượng tài sản bảo đảm, khả năng trả nợ của khách hàng…

Thách thức còn nhiều, song không thiếu cơ hội

Nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất do biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, Chính phủ ngày càng quan tâm đến các vấn đề môi trường, nhất là sau cam kết sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ hơn nữa để đạt mức phát thải ròng bằng “0” (Net Zero) vào năm 2050, Tại Hội nghị COP26.

Để giải bài toán này, vốn đầu tư dành cho các lĩnh vực xanh hứa hẹn sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai; hoạt động tín dụng xanh, ngân hàng xanh sẽ ngày càng phát triển.

Cũng theo ước tính của World Bank, Việt Nam cần đầu tư nguồn lực rất lớn – khoảng 368 tỷ USD đến năm 2040, tương đương 6,8% GDP mỗi năm để theo đuổi lộ trình chuyển đổi xanh, hoàn thành các mục tiêu về phát triển bền vững. Điều này đòi hỏi nhiều cải cách trong chính sách, giải pháp huy động nguồn vốn trong và ngoài nước, thu hút đầu tư tư nhân vào các dự án có yếu tố “xanh”.

Trước mắt, nhờ những nỗ lực, phối hợp đồng bộ của Ngân hàng Nhà nước và các TCTD, tổng kết giai đoạn 2017-2023, dư nợ tín dụng đối với các lĩnh vực xanh ghi nhận mức tăng trưởng lên tới hơn 22%/năm, cao hơn tốc độ tăng bình quân tín dụng chung của nền kinh tế.

Ngân hàng đón đầu cơ hội cấp tín dụng cho các dự án xanh

Dù dư nợ tín dụng đối với các dự án xanh ở nước ta còn thấp, nhiều ngân hàng đã nhanh chóng, chủ động đón đầu xu hướng này. Như ở ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK), các dự án được lựa chọn tư vấn, cấp vốn tín dụng đều là các dự án có áp dụng thành tựu khoa học quản trị, khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, tạo sinh kế và giải quyết việc làm cho người dân địa phương.

Ngan hang don dau co hoi cap tin dung cho cac du an xanh
Toàn cảnh Trang trại bò sữa tại Nghệ An 

相关文章

最新评论