当前位置:首页 > Thể thao

【giải bóng đá ý serie a】Bình Thuận hiện thực hóa mô hình kho bạc 3 không và hướng tới kho bạc số

Tăng cường cải cách và hiện đại hóa các quy trình nghiệp vụ

Trong tiến trình thực hiện mô hình kho bạc 3 không (không tiền mặt,ìnhThuậnhiệnthựchóamôhìnhkhobạckhôngvàhướngtớikhobạcsốgiải bóng đá ý serie a không khách hàng giao dịch trực tiếp, không chứng từ giấy), Kho bạc Nhà nước (KBNN) Bình Thuận đã xác định việc thanh toán không dùng tiền mặt chính là bước đi đầu tiên. Thực hiện phương thức thanh toán này giúp tiết kiệm chi phí và thời gian; đảm bảo an toàn chính xác, giảm thiểu rủi ro trong công tác quản lý.

Bình Thuận hiện thực hóa mô hình kho bạc 3 không và hướng tới kho bạc số
Công chức KBNN thực hiện đối soát các giao dịch thanh toán vốn ngân sách trên dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: H.T

Theo đó, KBNN Bình Thuận đã triển khai đồng bộ các hệ thống thanh toán song phương điện tử với cơ quan thuế, hải quan, ngân hàng thương mại (NHTM) theo mã định danh khoản thu; đẩy mạnh các hình thức thu hiện đại. Đặc biệt, với 24 tài khoản chuyên thu của KBNN Bình Thuận được mở tại các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh đã tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong việc nộp, theo dõi thông tin nộp NSNN trực tuyến mọi lúc, mọi nơi và giúp giảm thiểu chi phí tổ chức thu NSNN.

Đến thời điểm hiện tại, trong ngày làm việc, tại trụ sở làm việc của 9 KBNN huyện, thị xã và trụ sở KBNN Bình Thuận đã không còn cảnh khách hàng xếp hàng chờ đợi đến lượt giao dịch. KBNN Bình Thuận cũng hoàn toàn không còn giao dịch thu chi bằng tiền mặt, hiện toàn bộ hoạt động thu, chi NSNN qua hệ thống KBNN đều được thực hiện dưới hình thức thanh toán điện tử.

Về mục tiêu không khách hàng giao dịch trực tiếp, không chứng từ giấy, KBNN Bình Thuận đã triển khai thực hiện giao dịch trên dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) của kho bạc. Do đó, các đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện gửi hồ sơ điện tử mà không phải trực tiếp đến trụ sở kho bạc để gửi hồ sơ giấy như trước đây.

Năm 2023 là năm thứ 4, KBNN Bình Thuận triển khai DVCTT mức độ 4. Sau 4 năm thực hiện, 100% đơn vị sử dụng ngân sách trên địa bàn tỉnh đã tham gia DVCTT khi giao dịch với kho bạc (trừ khối an ninh - quốc phòng). Theo tổng hợp từ KBNN Bình Thuận, trong năm 2023 vừa qua, có 360.000 hồ sơ được tiếp nhận và xử lý qua DVCTT. Các hoạt động giao dịch của KBNN Bình Thuận cũng được triển khai 24/7 gồm cả ngày nghỉ, lễ với số lượng giao dịch chi NSNN qua dịch vụ công đạt 100%, bình quân mỗi tháng có 30.000 chứng từ được tiếp nhận và kiểm soát chi qua DVCTT.

Đến thời điểm hiện tại, trong ngày làm việc, tại trụ sở làm việc của 9 KBNN huyện, thị xã và trụ sở KBNN Bình Thuận đã không còn cảnh khách hàng xếp hàng chờ đợi đến lượt giao dịch. KBNN Bình Thuận cũng hoàn toàn không còn giao dịch thu chi bằng tiền mặt, hiện toàn bộ hoạt động thu, chi NSNN qua hệ thống KBNN đều được thực hiện dưới hình thức thanh toán điện tử.

Đồng thời, đơn vị đã triển khai thành công việc thanh toán tự động với các nhà cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông. Hiện, hóa đơn dịch vụ của tất cả các đơn vị sử dụng ngân sách ủy quyền cho KBNN Ninh Thuận đều được đơn vị thực hiện thanh toán trực tiếp với các nhà cung cấp.

Thực hiện các quy định về cải cách trong công tác kiểm soát chi ngân sách, KBNN Bình Thuận đã thực hiện rút ngắn thời gian giao dịch từ 1 ngày làm việc với rất nhiều người tham gia kiểm soát xuống còn khoảng từ 30 phút đến 60 phút và không cần con người can thiệp. Nguồn lực con người được chuyển từ thực thi sang kiểm tra, đối soát. Đây cũng là tiền đề để KBNN Bình Thuận chuyển từ nhiệm vụ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”.

Bình Thuận hiện thực hóa mô hình kho bạc 3 không và hướng tới kho bạc số
Phối hợp thu ngân sách với các ngân hàng thương mại đã giúp KBNN Bình Thuận không còn giao dịch bằng tiền mặt. Ảnh minh họa: H.T

Có thể thấy, với những nỗ lực và giải pháp đã thực hiện, KBNN Bình Thuận đã hiện thực hóa được mô hình kho bạc 3 không. Đây chính là nền tảng vững chắc để đơn vị tiến tới Kho bạc số vào năm 2030 như mục tiêu trong Chiến lược phát triển đã đề ra.

Mục tiêu cho kho bạc số

Hướng tới kho bạc số mà ở đó mọi tác nhân đều có thể tương tác trên nền tảng số, theo chính sách, quy trình nghiệp vụ và phương thức quản trị lấy người dùng trong và ngoài ngành làm trung tâm phục vụ; lấy việc khai thác và phân tích dữ liệu số là năng lực mới hỗ trợ cho điều hành và ra quyết định, ngoài nền tảng vững chắc từ kho bạc điện tử, mô hình kho bạc 3 không, thì yếu tố nhân lực được nhận định là 1 trong 4 nhân tố chủ chốt để chuyển đổi số thành công. Hiểu rõ yêu cầu này, KBNN Bình Thuận đã rất chú trọng đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ.

Đội ngũ cán bộ được nâng cao về trình độ sẽ là lực lượng nòng cốt để đưa KBNN Bình Thuận tiệm cận ngày càng gần tới kho bạc số, góp phần thực hiện thành công mục tiêu đã được đề ra trong Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2030.

Theo đó, để phát triển con người toàn diện, KBNN Bình Thuận đã luôn khuyến khích, động viên và tạo điều kiện để công chức tham gia các lớp sau đại học nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Nhờ đó, đội ngũ công chức KBNN Bình Thuận ngày càng được hoàn thiện về chất lượng.

Bên cạnh đó, hàng năm, KBNN Bình Thuận đều xây dựng kế hoạch về công tác cán bộ, kế hoạch đào tạo, đào tạo lại. Đáng chú ý, năm 2023 vừa qua, KBNN Bình Thuận đã tổ chức Hội thi nghiệp vụ kế toán nhà nước và kiểm soát chi. Hội thi là dịp để công chức nghiên cứu, trao đổi học tập, tích lũy kiến thức, nâng cao trình độ nghiệp vụ.

Đồng thời, kết quả hội thi cũng là cơ sở giúp ban lãnh đạo KBNN Bình Thuận đánh giá thực trạng đội ngũ công chức, phát hiện và tuyển chọn những cá nhân xuất sắc, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng trong những năm tiếp theo để đáp ứng yêu cầu cho những nhiệm vụ mới.

Theo KBNN Bình Thuận, đội ngũ cán bộ được nâng cao về trình độ sẽ là lực lượng nòng cốt để đưa KBNN Bình Thuận tiệm cận ngày càng gần tới kho bạc số, góp phần thực hiện thành công mục tiêu đã được đề ra trong Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2030.

Ngoài ra, để thực hiện kho bạc số, trong thời gian tới đây, KBNN Bình Thuận đã đề ra kế hoạch tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính toàn diện trên các mặt hoạt động nghiệp vụ, cũng như cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, cải cách chế độ công vụ, cải cách tài chính công và hiện đại hóa hành chính.

Đồng thời, KBNN Bình Thuận tiếp tục ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin và chia sẻ thông tin, dữ liệu điện tử nhằm đơn giản hóa về hồ sơ, thủ tục hành chính và nội dung kiểm soát thanh toán, rút ngắn thời gian giải quyết; tiếp tục đẩy mạnh triển khai DVCTT và thực hiện các tiện ích được gia tăng trên DVCTT để hỗ trợ cho người sử dụng./.

分享到: