【sanfrecce – tokyo】Cần đơn giản hóa thủ tục vay vốn cho người yếu thế
85,ầnđơngiảnhóathủtụcvayvốnchongườiyếuthếsanfrecce – tokyo5% người yếu thế có nhu cầu vay vốn
Theo khảo sát kết quả nhu cầu vay vốn, tìm việc làm của người yếu thế, do Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội (PCTNXH), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) phối hợp với Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) thực hiện trong tháng 7/2013 cho thấy, có trung bình 85,5% người được hỏi có nhu cầu vay vốn.
Tuy nhiên trên thực tế, số người yếu thế được vay vốn rất ít với tỷ lệ chỉ đạt 17,1%, nguồn vốn vay cũng chủ yếu từ các chương trình dự án hoặc từ người thân, bạn bè.
Từ kết quả khảo sát, Bộ LĐ-TB&XH đã trình Thủ tướng ban hành Quyết định số 29/2014/QĐ-TTg về tín dụng đối với hộ gia đình và người nhiễm HIV, người sau cai nghiện, người bán dâm hoàn lương… Qua đó, đã tạo thêm cơ hội cho những người yếu thế tiếp cận với nguồn vốn vay để tự tạo việc làm, phát triển sinh kế.
Theo ông Lê Đức Hiền - Phó cục trưởng Cục PCTNXH thì quyết định trên không những giúp nhóm đối tượng này từng bước ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng mà còn phát động giảm kỳ thị của xã hội.
Thống kê sơ bộ của 20 tỉnh, thành phố từ năm 2012 đến nay, từ khoản vốn này, các cơ quan liên quan đã tổ chức cho vay vốn được 2.925 cá nhân/hộ gia đình với số tiền trên 26 tỷ đồng. Riêng 15 tỉnh thí điểm theo Quyết định số 29/2014/QĐ-TTg đã cho vay được gần 400 cá nhân/hộ gia đình với số tiền gần 10 tỷ đồng. Trong năm 2017, có hơn 300 người đã hoàn thiện thủ tục vay vốn.
Mức cho vay tối đa là 20 triệu đồng/cá nhân và 30 triệu đồng/hộ, lãi suất cho vay bằng lãi suất cho vay hộ nghèo theo từng thời kỳ do Chính phủ quy định.
Ông Hiền cho biết, số vốn cho vay này chủ yếu được sử dụng để chăn nuôi, mở cửa hàng tạp hóa, mua sắm phương tiện trang thiết bị để kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ, học nghề…
Cần cải thiện thủ tục vay
Đánh giá về hiệu quả của chương trình cho vay, ông Hiền cho rằng dù rất cần thiết nhưng số người được vay chưa được nhiều, lí do vì thủ tục vẫn còn tương đối rườm rà. Do đó, sau 3 năm thí điểm, tới đây sẽ phải tổ chức tổng kết đánh giá lại và nhân rộng ra toàn quốc, đặc biệt là về thủ tục sẽ phải làm thông thoáng hơn.
Ông Hiền cho biết, hiện vay vốn của những nhóm đối tượng này thường thông qua tổ tư vấn và tiết kiệm ở địa phương (thôn, bản) để họp xét bình bầu khá phức tạp. Do đó, cần thiết phải đơn giản hóa thủ tục, có thể không cần qua thành viên của tổ tiết kiệm và vay vốn nhằm tạo điều kiện cho nhiều người được tiếp cận với nguồn vốn từ ngân sách nhà nước.
Ông Hiền đề xuất, có thể làm thí điểm giao cho một số tổ chức xã hội quản lý nguồn vốn như các tổ chức xã hội tự lực, câu lạc bộ bởi vì đây là những người trực tiếp giúp đỡ người yếu thế.
Cũng theo ông Hiền, quan trọng nhất vẫn là phải giảm được kỳ thị của cộng đồng, doanh nghiệp đối với người sau cai nghiện, bởi vì đây mới là điều kiện hết sức kiên quyết để nâng cao hiệu quả của các chương trình vay vốn, tạo việc làm./.
Mai Đan