【ltd serie a】Cụ rùa Hồ Gươm ‘qua đời’ theo quy luật sinh, lão, bệnh, tử, không có gì bất thường
Một nguồn tin từ thành phố Hà Nội xác nhận với phóng viên Chất lượng Việt Nam rùa Hồ Gươm đã chết chiều 19/1.
TheụrùaHồGươmquađờitheoquyluậtsinhlãobệnhtửkhôngcógìbấtthườltd serie ao người dân sống quanh Hồ Gươm, khoảng 17h, xác rùa được phát hiện nổi lên gần khu vực đường Lê Thái Tổ. Hàng trăm người dân hiếu kỳ đã tụ tập theo dõi. Lực lượng công an sau đó đã tiến hành phong tỏa khu vực phát hiện xác rùa.
PGS.TS Hà Đình Đức trong một lần tiếp cận, chăm sóc cụ rùa Hồ Gươm: Ảnh: Hà Đình Đức cung cấp
Xác rùa sau đó được di chuyển tới khu vực đền Ngọc Sơn. Ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cũng đã trực tiếp đến hiện trường. Giáo sư Hà Đình Đức, người được gọi là nhà “rùa học” cũng được mời tới.
“Cụ rùa Hồ Gươm đã chết theo quy luật sinh, lão, bệnh, tử”, GS.TS Hà Đình Đức cho biết.
Nguồn tin cho biết thêm, trước mắt xác rùa sẽ được bảo quản ở đền Ngọc Sơn. Sau đó các cơ quan chức năng của thành phố sẽ xin ý kiến các nhà khoa học về việc bảo quản xác rùa như thế nào.
Rùa Hồ Gươm là cá thể cái, được các nhà khoa học trong nước cho là loài hoàn toàn mới ở Việt Nam. Trong khi đó các nhà khoa học nước ngoài cho rằng rùa này có một đồng loại ở Đồng Mô (Hà Nội) và 2 con khác ở Thượng Hải (Trung Quốc).
Lần nổi lên gần đây nhất của rùa Hồ Gươm là vào trưa ngày 21/12/2015. Khi đó, "cụ" rùa nổi lên ở gần khu vực đối diện đường Lê Thái Tổ.
Năm 2011, rùa Hồ Gươm được đưa lên bờ để chữa trị các vết lở loét trên thân trong hơn ba tháng. Sau đó rùa được trả về môi trường tự nhiên trong hồ, nơi người ta đã thả nhiều cá để làm thức ăn. Khi đó rùa có chiều dài toàn thân là 185 cm, chiều rộng mai 100 cm, chiều dài đuôi là 35 cm, nặng 169 kg.
Hoàng Nguyên