您的当前位置:首页 > La liga > 【nhan dinh verona】Bố trí đủ vốn cho các dự án đưa vào sử dụng trước năm 2024 正文

【nhan dinh verona】Bố trí đủ vốn cho các dự án đưa vào sử dụng trước năm 2024

时间:2025-01-10 19:36:12 来源:网络整理 编辑:La liga

核心提示

Đề nghị giải ngân dự án thu hồi đất, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành đến hết năm 2024 Quốc hộ nhan dinh verona

Đề nghị giải ngân dự án thu hồi đất,ốtríđủvốnchocácdựánđưavàosửdụngtrướcnănhan dinh verona hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành đến hết năm 2024 Quốc hội thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2024 Đồng bộ các giải pháp nhằm cân đối nguồn lực, hoàn thành dự toán ngân sách 2024
Đối với chi đầu tư phát triển, ưu tiên bố trí vốn theo tiến độ cho các dự án quan trọng quốc gia, dự án kết nối, có tác động liên vùng. 	Ảnh: ST
Đối với chi đầu tư phát triển, ưu tiên bố trí vốn theo tiến độ cho các dự án quan trọng quốc gia, dự án kết nối, có tác động liên vùng. Ảnh: ST

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vừa ký ban hành Nghị quyết số 104/2023/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2024. Trước đó, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết này với 94,33% đại biểu tham gia biểu quyết tán thành tại kỳ họp thứ 6. Theo Nghị quyết, dự toán số thu NSNN năm 2024 là 1.700.988 tỷ đồng. Thu chuyển nguồn cải cách tiền lương của ngân sách địa phương (NSĐP) đến hết năm 2023 còn dư chuyển sang bố trí dự toán năm 2024 của một số địa phương là 19.040 tỷ đồng để thực hiện mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng. Tổng số chi NSNN là 2.119.428 tỷ đồng. Mức bội chi NSNN là 399.400 tỷ đồng, tương đương 3,6% tổng sản phẩm trong nước (GDP). Tổng mức vay của NSNN là 690.553 tỷ đồng.

Để tổ chức thực hiện dự toán ngân sách 2024, Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo Thông tư quy định về tổ chức thực hiện dự toán NSNN năm 2024. Theo đó, Dự thảo quy định rõ về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách năm 2024 giữa NSĐP và ngân sách trung ương (NSTW). Dự thảo Thông tư nêu rõ, việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa NSTW và NSĐP được thực hiện theo quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật NSNN. Tiếp tục thực hiện điều tiết NSTW hưởng 100% đối với số thu từ hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số, dịch vụ xuyên biên giới và các dịch vụ khác do nhà cung cấp nước ngoài thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế trực tiếp tại Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế. Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện phân chia nguồn thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước như sau: đối với giấy phép do cơ quan trung ương cấp thì 70% số thu cho NSTW, 30% số thu cho NSĐP; đối với giấy phép do UBND cấp tỉnh cấp, phân chia 100% số thu cho NSĐP. Bộ Tài chính cũng quy định, phân chia thuế bảo vệ môi trường đối với sản phẩm xăng, dầu giữa NSTW và NSĐP theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước đối với năm 2024 trên cơ sở sản lượng xăng, dầu trong nước sản xuất, bán ra so với tổng sản lượng xăng, dầu tiêu thụ trên thị trường. Cụ thể: 60% thực hiện phân chia giữa NSTW và NSĐP; 40% còn lại thực hiện điều tiết 100% về NSTW.

Bên cạnh đó, nguồn thu tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai, thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các DNNN do địa phương quản lý được sử dụng cho chi đầu tư phát triển thuộc đối tượng đầu tư của NSĐP. Nguồn thu từ hoạt động xổ số kiến thiết trong dự toán NSĐP được sử dụng cho đầu tư phát triển, trong đó ưu tiên cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo và giáo dục nghề nghiệp; lĩnh vực y tế; phần còn lại các địa phương ưu tiên bố trí thực hiện các nhiệm vụ đầu tư phát triển quan trọng, cấp bách khác thuộc đối tượng đầu tư của NSĐP.

Về giao dự toán thu NSNN, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, cơ quan trung ương, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai giao nhiệm vụ thu NSNN năm 2024 cho các đơn vị trực thuộc, chính quyền cấp dưới đảm bảo tối thiểu bằng mức dự toán thu NSNN Thủ tướng Chính phủ giao. Việc giao dự toán thu NSNN năm 2024 phải trên cơ sở rà soát, phân tích, đánh giá đầy đủ các nguồn thu phát sinh và kết quả thực hiện thu ngân sách năm 2023; căn cứ các chính sách, pháp luật về thu ngân sách; dự báo mức tăng trưởng kinh tế của từng ngành, từng lĩnh vực, tình hình sản xuất - kinh doanh của người nộp thuế trên địa bàn.

Về phân bổ và giao dự toán chi đầu tư phát triển, căn cứ tổng mức vốn và cơ cấu vốn được Thủ tướng Chính phủ giao, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương phân bổ vốn đầu tư NSNN bảo đảm tập trung, có trọng tâm, trọng điểm, tuân thủ điều kiện, trật tự ưu tiên quy định, thanh toán đủ số nợ đọng xây dựng cơ bản theo quy định của pháp luật, thu hồi toàn bộ số vốn ứng trước còn lại phải thu hồi trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; bố trí đủ vốn cho các dự án đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng trước năm 2024; vốn đối ứng các dự án ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài, vốn NSNN tham gia vào các dự án PPP, nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, nhiệm vụ quy hoạch, các dự án chuyển tiếp phải hoàn thành trong năm 2024. Đồng thời, bố trí vốn theo tiến độ cho các dự án quan trọng quốc gia, dự án kết nối, có tác động liên vùng, có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nhanh, bền vững. Sau khi bố trí đủ vốn cho các nhiệm vụ nêu trên, số vốn còn lại bố trí cho các dự án khởi công mới đủ thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật.

Đối với phân bổ và giao dự toán chi thường xuyên, các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương phân bổ, giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách phải đảm bảo khớp đúng dự toán được Thủ tướng Chính phủ, HĐND quyết định, UBND giao; bảo đảm về thời gian theo quy định, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, đảm bảo bố trí đủ kinh phí thực hiện các chính sách, chế độ đã ban hành, những nhiệm vụ quan trọng theo quy định của pháp luật, những nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền quyết định. Đáng chú ý, dự thảo Thông tư nêu rõ, chi thường xuyên sẽ ưu tiên bố trí kinh phí triển khai thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025 tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 6/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ.