【thanh hoá vs hải phòng】Đại ca giang hồ Dũng Bắc Kạn khắc tinh của quan tham là ai?
Song thời gian gần đây,ĐạicagianghồDũngBắcKạnkhắctinhcủaquanthamlàthanh hoá vs hải phòng cái tên này tự nhiên nổi lên, bởi nó gắn với một người nổi tiếng khác, nguyên phó giám đốc Công an TP. Hải Phòng - Dương Tự Trọng. Thế là giang hồ “trẻ ranh” đất Cảng bắt đầu có những đồn thổi đầy chất giai thoại về y. Thực chất, hành trình trở thành giang hồ của Dũng “Bắc Kạn” như thế nào? Có những ai giúp đỡ và những người đã từng giúp đỡ Dũng gặp những tai ương ra sao? Ngược lại những người được Dũng giúp đỡ đã gặp họa “sát thân” như thế nào? Và cuối cùng là trả lời câu hỏi Dũng “Bắc Kạn” có thực sự là giang hồ “sát chủ” không?
Dưới con mắt của giang hồ đất Cảng, Dũng “Bắc Kạn” có “thành tích” tốt trong việc “xộ khám” nhiều hơn là “thành tích” giang hồ, dù rằng Dũng được xếp vào hàng “chiếu giữa” của giang hồ đất Cảng thời hoàng kim. Thực chất Dũng “Bắc Kạn” là giang hồ như thế nào? Và, lần “xộ khám” liên quan đến Dương Tự Trọng này của y có nghĩa gì?
Lão luyện và tù tội
Dũng “Bắc Kạn” tên thật là Trần Văn Dũng (SN 1968) ở Hải Phòng. Cái biệt danh “Bắc Kạn” của Dũng được giang hồ lý giải ở nhiều góc cạnh khác nhau. Nó có nghĩa Dũng là một tên chuyên cướp cạn và cũng gắn với cái sự “bôn ba” trong giang hồ của y đó là đã từng có thời gian đi đào vàng, cướp vàng ở Bắc Kạn. Dũng kém “thế hệ vàng” của giang hồ đất Cảng hơn một con giáp. Khi Dung “Hà”, Lâm già, Cu Nên nổi danh đất Cảng thì Dũng “Bắc Kạn” mới chỉ là đứa trẻ vị thành niên hư hỏng. Dũng cũng biết học các giang hồ “thế hệ vàng” của đất Cảng là mon men đến chợ Sắt, bến xe Tam Bạc để lập nghiệp. Thời điểm những năm 80, 90 của thế kỷ trước, chợ và bến xe, những gì khốc liệt nhất của giang hồ đất Cảng. Nơi đó hàng ngày, thậm chí là hàng giờ diễn ra cuộc đấu tranh sinh tồn, sự khẳng định “lên số” của giang hồ.
Bị cáo Dũng “Bắc Kạn” tại phiên tòa xét xử Dương Tự Trọng và đồng phạm về hành vi tổ chức đưa Dương Chí Dũng trốn ra nước ngoài.
H. “chèo” là một cái tên rất quen với giang hồ đất Cảng thừa nhận rằng, Dũng “Bắc Kạn” có máu giang hồ từ trong huyết quản và toan tính rất nhanh. Biết rằng, bến xe, chợ Sắt là chỗ làm ăn của giang hồ chiếu trên, không thể mon men, kiếm miếng được, Dũng chuyển hướng sang cướp cạn. Dũng cùng bọn đàn em của mình đã trở thành nỗi ám ảnh của người dân, thương nhân, doanh nghiệp làm ăn, sinh sống liên quan đến bến Phà Rừng.
Thực tế, khu vực bến Phà Rừng trước đây là cửa ngõ nội bộ thông thương của nội thành Hải Phòng với các vùng lân cận ngoại thành. Khu vực này rất quan trọng cho vấn đề vận chuyển và lưu thông hàng hoá. Dũng đã nhận ra điều này trước giang hồ “thế hệ vàng” và nhanh chóng chiếm cho mình vị trí “độc tôn” ở đây. Tất nhiên, bến Phà Rừng này gắn với lịch sử Hải Phòng bởi nó từng là một trong hai bối cảnh hiện thực để nhà văn Nguyên Hồng viết lên tác phẩm bất hủ Bỉ Vỏ.
H. “chèo” bảo rằng, lần đầu tiên “ăn cơm tù” của Dũng “Bắc Kạn” là năm y tròn 19 tuổi. Thấy bảo, trong tù, Dũng được nhiều dân anh chị truyền cho “kinh nghiệm” hoạt động giang hồ nên ra tù đã “cứng cáp” hơn rất nhiều. Cùng thời điểm Dũng nhập kho lần đầu cũng là thời gian Hùng “cốm”, An Đông “xộ khám”. Dũng bị tù có thời hạn, ngắn nên đường về quyết liệt hơn vì đã học thêm được nhiều mánh lới “chung sống” trên giang hồ. Thấy bảo, mánh lới mà Dũng “Bắc Kạn” áp dụng ngay lập tức sau khi ra tù đấy là biết tìm đến, kết thân làm quen với 2 loại đối tượng. Loại đối tượng thứ nhất là giang hồ chiếu trên của mình để nhận làm đệ tử. Loại đối tượng thứ hai là mon men làm quen với cán bộ để lợi dụng chức vụ của họ, “hành nghề”. Vì còn “ếch” nên Dũng đã thất bại trong cả hai mối quan hệ đó.
Bỏ đất Cảng lên rừng cướp vàng
Với giang hồ đất Cảng “chiếu trên” thì Dũng là trẻ con nhà quê, giang hồ không đầu nên không cho đầu quân, không cho nhập môn làm đệ tử. H. “chèo” nói rằng, ngày đó Dũng “Bắc Kạn” tức lắm, hừng hực máu trong huyết quản, định huyết chiến với giang hồ đàn anh nhưng thấy rằng, không đủ “cơ” để “chiến” nên hậm hực, ấm ức im lặng tìm cơ hội. Cơ hội của Dũng tại đất Cảng ngày đó hầu như là con số 0 tròn trĩnh. Bởi dưới sát bộ ba giang hồ “huyền thoại” là Lâm già, Dung “Hà”, Cu Nên thì có ngay Thành “chân”, cái tên rất “ấn tượng” với giang hồ đất Cảng.
Vì cơ duyên rất bất ngờ, Dũng “Bắc Kạn” đã gặp được Thành “chân” và nhận được lời khuyên là cứ tạm lánh đi đâu đó, đừng ra mặt ở thời điểm thế chân vạc trong giang hồ đã định hình mà dễ thành “miếng mồi” chung cho cả ba chân cùng thể hiện sức mạnh, cùng lấy lý do “lên số”. Nghe theo lời khuyên của giang hồ đàn anh, Dũng “Bắc Kạn” đã chuyển hướng hoạt động lên rừng.
Ngày đó, phong trào đào vàng rộng khắp cả khu vực Thái Nguyên, Bắc Kạn. Dũng “Bắc Kạn” cùng đám đệ tử không đi làm cửu đào vàng mà lên khu vực đó cướp vàng của những người đã đào được vàng. H. “chèo” thừa nhận, chủ bưởng, chủ xưởng nào không nhận sự bảo kê của Dũng “Bắc Kạn” đều bị xử đẹp.
Vì thế, dù không phải lao động, nhưng Dũng vẫn có vàng để dành, có đệ để sai khiến, cung phụng. Trưởng bưởng, chủ hầm lò đào vàng khu vực này, ngày đó rất tức vì phải chi một khoản phí vô lý nhưng không thể khác được vì cướp vàng thực sự manh động. Dũng đã từng chỉ đạo đám đệ tử dằn mặt Trưởng bưởng không nghe lời tới mức sống không bằng chết. Nhìn gương đó, các chủ bưởng đã phải tự cống nạp đám người của Dũng...
Khi đã kiếm được một mớ tiền, Dũng “Bắc Kạn” trở về đất Cảng. Lúc này, thế chân vạc giang hồ đất Cảng đã bắt đầu lung lay. Với bản tính lưu manh lại có tiền, Dũng bắt đầu được giang hồ “thế hệ vàng” ve vuốt. Thời điểm đó, chuyện “làm ăn” của Dung, Lâm, Nên cũng không được xuôi chèo mát mái. Để trả thù sự khinh bỉ trước đây đối với mình, Dũng quay ra hợp tác với cả ba. Và, y chỉ hợp tác trong những phi vụ nhìn thấy tiền, thấy “ngon ăn” chứ không tham gia vào những tranh chấp giữa họ.
Theo H. “chèo” thì Dũng cũng từng bỏ ra rất nhiều tiền, hợp tác với Lâm già đánh quả hàng lậu; hợp tác với Dung “Hà” mở sòng bạc, làm tín dụng đen, thu phế. Riêng với Cu Nên, Dũng chỉ hợp tác trong việc tìm kiếm “hàng nóng”. Với những thương vụ “hàng nóng”, Dũng kiếm được “đồ” để “giắt lưng”, phòng thân. Khi đã đủ “đồ” phòng thân và để “lên số”, Dũng đã “chia tay hoàng hôn” với Nên. Giang hồ đồn rằng, Nên tức ra mặt nhưng biết Dũng hợp tác với cả Lâm và Dung nên không dám “động thủ”. Vì “động thủ” với Dũng thời điểm đó là động đến cả Lâm và Dung. Cả ba phối hợp lại, Nên không thể giải quyết được mà còn thiệt hại nặng nề hơn.
Thành tích bất hảo của Dũng “Bắc Kạn” Dũng vào tù, ra tội nhiều lần và có 2 lần trốn nã bị bắt. Những lần “xộ khám” của Dũng cũng nhiều giai thoại và liên quan đến nhiều người. Nhiều người lầm tưởng Dũng là người tốt nên giúp đỡ nhiệt tình, khi bị bắt, người giúp đỡ y mới ngã người ra, y là tên giang hồ, tội phạm có tiếng. Ông Nguyễn Văn Lợi từng là vận động viên đạt huy chương, là huấn luyện viên của sở Thể dục thể thao (cũ) Hà Nội đã giúp Dũng trốn nã. Trinh sát đã bắt được Dũng khi y trốn ở nhà vị huấn luyện viên này ở đường Nghi Tàm, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội. Dũng bị bắt trốn nã năm 2002, sau khi những cái tên Dũng nổi danh giang hồ khác đã “xộ khám” trước đó. Bộ tứ Dũng nổi danh giang hồNhiều người nói rằng, giữa những năm 90 của thế kỷ trước, Dũng cùng bộ tam Dũng giang hồ khác lập thành bộ tứ Dũng nổi danh giang hồ. Những cái tên Dũng khác gồm Dũng “đui”, Dũng A.K, Dũng K.C đã gây chấn động giang hồ Hà thành khi mà tuần nào, bộ tứ này cũng gặp mặt tại vũ trường nổi danh New Century (ở quận Hoàn Kiếm). Dũng “đui” thì từ miền Trung ra, Dũng A.K bay từ Nam ra, Dũng K.C thì từ núi xuống còn Dũng “Bắc Kạn” từ biển đến. Giang hồ bảo rằng, sự kết hợp này thật oai trấn nhưng về phong thuỷ là không hợp. Nổi được một thời gian, cả 4 đều bị công an truy bắt. Dũng “Bắc Kạn” trốn nã, bị “xộ khám” sau cùng nhưng lại được thả sớm nhất. Trong khi Dũng K.C, Dũng “đui” và Dũng A.K phải ăn cơm tù lâu hơn. |
Theo NDT
本文地址:http://game.marimbapop.com/html/702b297183.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。