【tỷ số bremen】Bộ Tài chính cập nhật số liệu giải ngân từ chủ dự án là tương đối sát

quang cảnh cuộc họp giải ngân

Tại hội nghị,ộTàichínhcậpnhậtsốliệugiảingântừchủdựánlàtươngđốisátỷ số bremen có đại diện cho biết số liệu giải ngân của bộ mình thống kê cao hơn số liệu Bộ Tài chính cung cấp. Ảnh: Minh Anh.

“Vênh” vài trăm tỷ đồng là do đâu?

Tại hội nghị với các bộ, ngành về giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài của Chính phủ 8 tháng năm 2020 do Bộ Tài chính tổ chức sáng 26/8, số liệu giải ngân vốn ODA do Bộ Tài chính cung cấp và từ một số bộ, ngành cơ bản đồng nhất, tuy nhiên, có bộ, ngành, số liệu “vênh” đến khoảng vài trăm tỷ đồng.

Về số liệu thống kê tiến độ giải ngân khác nhau, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà giải thích, số khối lượng trên công trường, là khối lượng thực hiện, nhưng khối lượng thực hiện đó phải làm hồ sơ thanh toán gửi đến Kho bạc Nhà nước (KBNN) để kiểm soát chi.

“Kiểm soát chi là đã chi chưa? Là chưa chi, khi đó mới xác nhận khối lượng đó đủ điều kiện để thanh toán. Ví dụ hợp đồng, báo giá… nhưng sau đó, ban quản lý dự án đó phải làm thủ tục đó là, làm đơn xin rút vốn với nhà tài trợ để thanh toán khối lượng đó, khi nhà tài trợ chấp nhận thì mới thanh toán giải ngân. Kiểm soát chi rồi nhưng chưa chắc đã chi. Thanh toán rồi nhưng chưa chắc đã ghi thu ghi chi. Có khối lượng hoàn thành nhưng chưa chắc đã được thanh toán”, Thứ trưởng Trần Xuân Hà nói thêm.

Như vậy, đến thời điểm hiện nay, vẫn còn sự nhầm lẫn trong việc nên thống kê như thế nào cho chính xác con số giải ngân. Do đó, Thứ trưởng Trần Xuân Hà đề nghị các bộ, ngành chỉ đạo ban quản lý dự án, có cách thức lấy số liệu giữa Bộ Tài chính và KBNN để thống nhất.

Thứ trưởng khẳng định, số liệu nếu thanh toán theo hình thức cơ chế tài chính trong nước, vẫn theo con số của KBNN.

Cơ chế thanh toán ghi thu ghi chi, tức là thanh toán trực tiếp với các nhà tài trợ nước ngoài, thì đó là số giải ngân của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại.

“Trên tinh thần đó, các bên phải có đối chiếu lẫn nhau. Nửa tháng, một tháng các đồng chí phải ngồi lại để đối chiếu về số liệu”, Thứ trưởng Trần Xuân Hà đề nghị.

Sẽ đối chiếu dữ liệu tay ba

Phát biểu thêm về vấn đề này, ông Trương Hùng Long - Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại cho biết, có những con số của chủ dự án và số của các bộ báo cáo cũng khác biệt.

Ông Trương Hùng Long đề nghị sau hội nghị này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các bộ chủ quản cần rà soát nhanh, chính xác đến từng dự án một, các dự án không thể triển khai, các dự án cần phải điều chuyển để hủy vốn, điều chuyển, hoặc bổ sung vốn cho giai đoạn sau.

Theo ông Trương Hùng Long, số liệu của nhiều bộ, ngành và Bộ Tài chính đã cơ bản sát nhau. “Đến giờ này, chúng tôi đã thiết lập kênh thông tin trực tiếp với các chủ dự án. Số liệu hôm nay chúng tôi công bố là số liệu đến ngày 24/8 và số ước đến 31/8 với từng chủ dự án. Nên cập nhật số liệu của chúng tôi tương đối là sát”, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại nói.

Số liệu của Bộ Tài chính cũng được đối chiếu với số liệu kiểm soát chi của KBNN đến ngày 15/8 và ước đến 31/8.

Về lý thuyết, các bộ, ngành có thể số ước trong vòng mấy ngày thì có thể số lệch nhau; hoặc mặt bằng số liệu của các ban quản lý dự án báo cáo lên các bộ cũng có thể khác nhau.

“Số liệu là chuyện rất cơ bản, rất quan trọng, nếu chúng ta cứ nói với nhau số liệu không chính xác là không ổn. Tôi đề nghị, từ nay đến cuối năm, hiện nay chúng tôi vẫn cập nhật số liệu và đối chiếu số liệu thường xuyên với các ban quản lý dự án. Ngay từ tháng 8 này, chúng ta thực hiện đối chiếu dữ liệu tay ba: Chủ dự án, bộ chủ quản và Bộ Tài chính để đảm bảo số liệu cho chuẩn xác và thống nhất cách nhập số liệu và số ước”, ông Trương Hùng Long nói thêm./.

Minh Anh

Thể thao
上一篇:Tri Tôn bừng sáng với sắc màu marathon 2025
下一篇:Lũ ống cuốn trôi một em nhỏ ở Yên Bái