Các nhà khoa học ở Đại học Surrey (Anh) mới đây đã có một phát hiện mới cho thấy việc thường xuyên phải đối mặt với tắc đường là một trong những nguyên nhân khiến con người mắc phải các căn bệnh về thần kinh,ảnhbáonguyhiểmTắcđườnglàmtăngnguycơmắcbệnhmấttrínhớvàtrầmcảbóng đá ngày hôm qua đường tiêu hóa, tim và phổi. Nghiêm trọng hơn, ùn tắc giao thông cùng với những tác hại ẩn sau nó còn có thể khiến con người bị suy giảm trí nhớ, thậm chí dẫn đến trầm cảm. Theo các nhà khoa học, tại những điểm tắc đường thường xuất hiện một số lượng lớn phương tiện bị ùn ứ, tạo nên tình trạng tích tụ các khí thải độc hại. Nghiên cứu cho thấy, khi một chiếc xe bị kẹt trong một vụ tắc đường, mức độ các chất có hại bên trong xe tăng 40%. Tuy nhiên, khi phải đối mặt với trường hợp tắc đường, các nhà khoa học khuyến cáo lái xe và hành khách không nên mở cửa sổ vì dễ hít phải các biến thể carbon monoxide và carbon monoxide (sản phẩm chính trong sự cháy không hoàn toàn của carbon và các hợp chất chứa carbon) trong không khí. Những khí độc này sẽ làm giảm khả năng vận chuyển oxy của máu, dẫn đến sự giảm tập trung và thiếu oxy tạm thời. Cũng trong quá trình ùn tắc giao thông, các chất nguy hiểm khác như oxit và nitơ dioxide sẽ được giải phóng nhiều hơn. Khi tiếp xúc với niêm mạc mắt, mũi và phế quản, axit nitric và axit nitơ được hình thành gây cảm giác đau nhói khi thở và ngứa mắt. Nếu tiếp xúc kéo dài có thể phát triển viêm phế quản mạn tính, viêm niêm mạc đường tiêu hóa, các bệnh về tim, rối loạn thần kinh và trầm cảm. Ngoài ra, trong khí thải còn chứa các chất gây ung thư như parafin, naphthenic và các hydrocarbon thơm. Tắc đường không chỉ làm tốn thời gian mà còn để lại nhiều hệ lụy đối với sức khỏe con người. Ảnh minh họa |