');this.closest('table').remove();"> | | Tham gia nghiên cứu thực tế sẽ giúp sinh viên tăng thêm kiến thức |
Những viên gạch cho tương lai
Những năm qua, phong trào NCKH trong sinh viên tại Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế ngày càng thu hút đông đảo sinh viên tham gia. Sinh viên của trường, gần như em nào cũng có tham gia nghiên cứu độc lập, hoặc trong các nhóm nào đó. Trong đó, mỗi năm có khoảng 70 - 90 đề tài của sinh viên được lựa chọn tham gia hội nghị NCKH do trường tổ chức hàng năm dành riêng cho sinh viên. Năm học 2018 - 2019 có 68 đề tài với 135 sinh viên tham gia; năm học 2019 - 2020 có 76 đề tài với 151 sinh viên tham gia; đặc biệt, năm học 2020 - 2021 do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, nhưng vẫn có 81 đề tài với 183 sinh viên tham gia bằng hình thức trực tuyến; năm học 2021 - 2022 có 65 đề tài với 178 sinh viên tham gia và mới nhất, năm học 2022 - 2023, có 86 đề tài của 182 sinh viên tham gia. Sinh viên Huỳnh Thị Như Ngọc, nhóm nghiên cứu đề tài về các bệnh thường gặp của sản phụ mang thai lớn cho biết, đề tài của nhóm được thực hiện trong 9 tháng. Cả nhóm đã tiến hành khảo sát hơn 200 thai phụ đến khám và sinh tại Bệnh viện Trường đại học Y - Dược. Quá trình nghiên cứu, khảo sát, thu thập số liệu thực tế và bằng phương pháp so sánh với những nghiên cứu trước, giúp cả nhóm có những đánh giá và đưa ra những kết luận phù hợp; hiểu sâu hơn về các yếu tố tác động đến các bệnh thường gặp trong thai kỳ... GS.TS. Nguyễn Vũ Quốc Huy, Hiệu trưởng Trường đại học Y - Dược cho biết, những năm qua, NCKH của các sinh viên ngày càng hiệu quả. Cách tiếp cận, xử lý số liệu, hình thức báo cáo số liệu đều được thực hiện bài bản và hiệu quả hơn. Trong 4 - 6 năm học, tùy theo ngành, sinh viên của trường luôn dành ra 9 - 12 tháng để NCKH. Nhiều đề tài được xã hội ghi nhận. Đó là thành quả nghiên cứu của sinh viên và giảng viên trong suốt thời gian qua, là minh chứng cho tinh thần say mê NCKH của tập thể cán bộ và sinh viên. ');this.closest('table').remove();"> | | Ngày càng có nhiều sinh viên đam mê nghiên cứu khoa học |
“Thực hiện NCKH như là những viên gạch nhỏ bé, nhưng vô cùng vững chắc, giúp sinh viên tiếp bước trên bước đường NCKH chuyên sâu và là cán bộ y tế sau này. Vì vậy, song song với việc đẩy mạnh NCKH trong cán bộ là giảng viên thì nhà trường xác định, nhiệm vụ phát triển NCKH đối với đội ngũ cán bộ trẻ và sinh viên là hết sức quan trọng. Ươm mầm và tạo nền tảng cho đội hình trẻ tại nhà trường tiếp bước các thầy, cô giáo, các chuyên gia trong các lĩnh vực chuyên môn và thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ”, GS.TS. Nguyễn Vũ Quốc Huy nhấn mạnh. Tạo môi trường cho sinh viên NCKH là thế mạnh của Đại học Huế. Nhiều đề tài của sinh viên đã phát huy năng lực của mình, tạo ra những sản phẩm hữu ích, phục vụ cộng đồng. Thông qua NCKH, sinh viên có cơ hội tích lũy kinh nghiệm, học hỏi phương pháp tư duy khoa học, giải quyết vấn đề, phương pháp viết báo cáo khoa học, làm việc nhóm cũng như trình bày kết quả, ý tưởng khoa học. Không chỉ dừng lại ở lĩnh vực nghiên cứu khoa học tự nhiên, ở lĩnh vực khoa học xã hội, nhiều sinh viên còn tham gia nghiên cứu và có những kết quả thiết thực. Như tại hội thảo Quốc gia “Văn học miền Trung nửa đầu thế kỷ XX” do Trường đại học Khoa học tổ chức, có 60 bài viết được giới thiệu; trong đó, nhiều đề tài có sự tham gia của sinh viên của trường. TS. Nguyễn Văn Quang, Khoa Giáo dục Chính trị, Trường đại học Sư phạm, Đại học Huế cho hay, đối với giảng viên, NCKH đã trở nên phổ biến, nhưng với sinh viên thì còn những thách thức nhất định. Hiện nay, một trong những tiêu chí đánh giá, xếp hạng các trường đại học là sinh viên tham gia NCKH. Số lượng và chất lượng đề tài nghiên cứu của sinh viên càng có sức lan tỏa, được công nhận sẽ giúp các trường tăng xếp hạng. PGS.TS. Lê Anh Phương, Giám đốc Đại học Huế cho rằng, kết quả NCKH của đội ngũ giảng viên và gần đây là sinh viên đã góp phần rất lớn trong việc đưa Đại học Huế luôn duy trì thứ hạng cao trên các bảng xếp hạng đại học. Theo bảng xếp hạng đại học QS châu Á 2023 (bảng xếp hạng của Tổ chức giáo dục QS (Quacquarello Symonds, Anh)), Đại học Huế đã tiến từ vị trí 401 - 450 lên vị trí 351 - 400 châu Á, xếp thứ 61 khu vực Đông Nam Á và thứ 6 Việt Nam. Điều này cũng giúp Đại học Huế lần đầu tiên có tên trong bảng xếp hạng đại học uy tín thế giới THE năm 2023. Dù thế, nhiều sinh viên hiện nay vẫn không quá chú trọng vào NCKH. Chính vì vậy, theo các chuyên gia, giải pháp để thúc đẩy NCKH trong sinh viên là giúp các em hiểu lợi ích của nghiên cứu; trong đó, có 3 lợi ích quan trọng khi tham gia nghiên cứu là kiến thức, kỹ năng và cơ hội sau tốt nghiệp. Khi thực hiện công trình NCKH nghiêm túc, sinh viên sẽ được mở rộng kiến thức, hiểu biết về một lĩnh vực, chủ đề chuyên sâu cụ thể. Theo lãnh đạo Đại học Huế, để góp phần hình thành năng lực tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên, thúc đẩy NCKH thì Đại học Huế và các trường sẽ tiếp tục xây dựng môi trường, tạo điều kiện cho sinh viên trong trường tham gia các hoạt động NCKH ở các quy mô cấp trường, đại học đến cấp Bộ và cấp Trung ương Đoàn. Từ những kiến thức, kết quả nghiên cứu đạt được, sinh viên sẽ tăng đam mê NCKH, sẽ có cơ hội phát triển, mở rộng hơn nữa các đề tài, từ đó ứng dụng vào thực tiễn cho công việc sau này. |