【trận đấu sông lam nghệ an】Bù Gia Mập chuẩn bị tốt cơ sở vật chất cho năm học mới

 人参与 | 时间:2025-01-10 00:11:30

Phấn đấu thêm 3 trường chuẩn quốc gia

Huyện Bù Gia Mập hiện có 34 trường công lập (không tính các trường THPT,ậpchuẩnbịtốtcơsởvậtchấtchonămhọcmớtrận đấu sông lam nghệ an THCS&THPT), trong đó đến cuối năm học 2018-2019 có 5 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Xác định xây dựng trường chuẩn quốc gia là chủ trương lớn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, vì thế trong năm học 2019-2020, huyện phấn đấu công nhận thêm 3 trường đạt chuẩn là THCS Bình Thắng (xã Bình Thắng), tiểu học Lê Lợi (xã Phước Minh) và tiểu học Nguyễn Huệ (xã Đức Hạnh).

Trường tiểu học Lê Lợi đứng chân trên địa bàn xã vùng sâu, xa, khó khăn, có đông học sinh dân tộc thiểu số, vì thế lãnh đạo huyện đặc biệt quan tâm đầu tư cơ sở vật chất. Cô Thái Thị Kim Huệ, Hiệu trưởng trường cho biết: Xã Phước Minh chỉ có 1 trường tiểu học với đông học sinh theo học nên được lãnh đạo huyện quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị. Để hoàn thiện các tiêu chí đạt chuẩn quốc gia trong năm học 2019-2020, hè năm 2018, huyện đầu tư xây dựng 14 phòng học lầu tại điểm chính và 4 phòng học cấp bốn tại 3 điểm lẻ; đồng thời mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy học. Hiện điểm chính có 18 phòng học, 4 phòng học bộ môn (Mỹ thuật, Âm nhạc, Vi tính, tiếng Anh), 1 nhà đa năng, 2 nhà công vụ và có đủ sân chơi, bãi tập, cổng, hàng rào, nhà vệ sinh; 3 điểm lẻ có 17 phòng học và nhà công vụ, cổng, hàng rào, nhà vệ sinh. Đặc biệt, tại các điểm trường đều có máy lọc nước và bình nước nóng lạnh phục vụ học sinh. Trường hiện có 50 cán bộ, giáo viên, nhân viên, trong đó phần lớn tuổi còn trẻ nên năng động, sáng tạo, tâm huyết với nghề. Cuối năm học 2018-2019, trường có 700 học sinh/30 lớp, trong đó 20 lớp học 2 buổi/ngày. Trường cũng đã xây dựng bếp ăn phục vụ bán trú cho các em.

Trường mẫu giáo Phú Nghĩa, xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập được xây dựng khang trang

Để phấn đấu công nhận đạt chuẩn quốc gia trong năm học 2019-2020, năm 2018, huyện Bù Gia Mập đầu tư xây dựng 4 phòng học lầu cho Trường tiểu học Nguyễn Huệ; đồng thời xây dựng nhà ăn, bếp ăn bán trú, nhà để xe, các công trình vệ sinh, sân trường được bê tông hóa 100%. Thầy Lại Văn Thịnh, Hiệu trưởng trường cho biết: Trường có 1 điểm chính và 2 điểm lẻ với 604 học sinh/25 lớp, trong đó 10 lớp học 2 buổi/ngày. Đến nay, cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư cơ bản đầy đủ, đáp ứng nhu cầu học tập của các em. Nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh, những năm học trước dù chưa có nhà ăn bán trú nhưng trường đã tận dụng phòng học tạm nấu ăn bán trú cho hơn 100 em. Đầu năm học 2019-2020, nhà ăn mới sẽ đưa vào sử dụng, học sinh ăn bán trú dự kiến tăng lên. Trường hiện có 40 cán bộ, giáo viên, 100% trình độ trên chuẩn.

Ngoài đền bù giải tỏa lấy thêm 1.000m2đất để đảm bảo diện tích đạt chuẩn theo quy định, từ năm 2017 đến nay, Trường THCS Bình Thắng được UBND huyện đầu tư 2 dãy lầu gồm 16 phòng học lý thuyết, 1 dãy lầu với 8 phòng chức năng và 4 phòng học bộ môn cùng cổng, hàng rào, bê tông sân trường. Một số hạng mục đang được khẩn trương xây dựng, phấn đấu hoàn thiện để đạt chuẩn quốc gia vào năm học tới.

Sẵn sàng cho năm học mới

Thầy Đặng Hữu Khoái, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Bù Gia Mập cho biết: Năm học 2019-2020, toàn huyện dự kiến có 632 lớp/18.031 học sinh, tăng 769 em so năm học trước. Trong đó, bậc mầm non 108 lớp/3.372 em, tăng 219 em; bậc tiểu học 365 lớp/8.838 em, tăng 136 em; bậc THCS 159 lớp/5.821 em, tăng 414 em. Trong năm học tới, huyện thiếu 168 giáo viên các cấp, trong đó mầm non 115, tiểu học 38, THCS 15. Để chuẩn bị tốt năm học 2019-2020, huyện đầu tư xây dựng 8 phòng học lầu cho Trường THCS Đa Kia; 18 phòng học lầu cho Trường THCS Bình Thắng; 8 phòng học lầu cho Trường THCS Lý Thường Kiệt (xã Phú Văn); 8 phòng học lầu cho Trường tiểu học Đa Kia A; 8 phòng học lầu cho Trường tiểu học Đắk Á (xã Bù Gia Mập) và 8 phòng học lầu cho Trường tiểu học Bù Gia Mập. Kinh phí xây dựng khoảng 25 tỷ đồng; sửa chữa khoảng 8 tỷ đồng; mua sắm trang thiết bị, bàn ghế khoảng 15 tỷ đồng. Được đầu tư “mạnh tay” từ nhiều năm qua nên từ đầu năm học trước trên địa bàn huyện không còn phòng học tạm, mượn; trang thiết bị, bàn ghế cơ bản đáp ứng vệc dạy và học.

Học sinh Trường THCS Bình Thắng, xã Bình Thắng, huyện Bù Gia Mập trong giờ kiểm tra học kỳ

Từ cuối năm học 2018-2019, tại trung tâm hành chính huyện có ngôi trường mới, khang trang đưa vào sử dụng là Trường mẫu giáo Phú Nghĩa. Trường do Công ty TNHH MTV xổ số kiến thiết và dịch vụ tổng hợp Bình Phước hỗ trợ với kinh phí 19,9 tỷ đồng. Đặc biệt, đầu tháng 8-2019, dự án Trường THPT Bù Gia Mập sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng sẽ tạo diện mạo mới ở trung tâm hành chính huyện, đồng thời đáp ứng nhu cầu học tập, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn.

Thầy Đặng Hữu Khoái cho biết thêm: Do địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn, 35% số dân là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp nên huyện không có chủ trương sáp nhập, hợp nhất các trường, vì nếu thực hiện học sinh sẽ bỏ học. Tuy nhiên, đầu năm học 2019-2020, trên địa bàn huyện sẽ sắp xếp, sáp nhập các điểm lẻ có đủ điều kiện. Cụ thể, đối với Trường mẫu giáo Phú Nghĩa (xã Phú Nghĩa), sáp nhập điểm chính cũ ở thôn Tân Lập, điểm lẻ Khắc Khoan, điểm lẻ Bù Cà Mau về điểm chính mới tại trung tâm hành chính huyện; sáp nhập điểm lẻ đội 6, Bù Gia Phúc 1 về điểm lẻ Bù Gia Phúc 1. Tại Trường mầm non Bình Thắng, sáp nhập điểm lẻ thôn 1 và điểm lẻ thôn 3 về điểm chính mới. Tại Trường mẫu giáo Măng Non (xã Đa Kia), sáp nhập 2 điểm lẻ tại thôn 4 về điểm chính. Tại Trường tiểu học Bình Thắng A, gom 2 điểm lẻ về điểm chính; Trường tiểu học Phú Nghĩa gom 1 điểm lẻ về điểm chính; xóa điểm lẻ thôn Đắk U, thuộc Trường tiểu học Hoàng Diệu (xã Phú Nghĩa). Như vậy, sau khi sáp nhập, xóa bỏ một số điểm lẻ, trên địa bàn huyện giảm 9 điểm lẻ không cần thiết, tức từ 54 giảm còn 45 điểm lẻ.

Vũ Thuyên

顶: 3925踩: 3117