【kèo nhà cái vin】Cái Nước khôi phục diện tích nuôi cá

Báo Cà MauĐể đa dạng hoá đối tượng nuôi thuỷ sản, huyện Cái Nước hiện đang khôi phục lại nghề nuôi cá chình, cá bống tượng, nhằm giúp bà con nông dân nâng cao thu nhập cải thiện cuộc sống gia đình, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.

Để đa dạng hoá đối tượng nuôi thuỷ sản, huyện Cái Nước hiện đang khôi phục lại nghề nuôi cá chình, cá bống tượng, nhằm giúp bà con nông dân nâng cao thu nhập cải thiện cuộc sống gia đình, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.

Trước đây, mô hình nuôi cá chình, cá bống tượng ở huyện Cái Nước phát triển khá mạnh, với diện tích khoảng 500 ha. Hầu hết các xã, thị trấn, bà con nông dân tận dụng mương vườn và ao đìa để nuôi, mang lại nguồn thu nhập không nhỏ. Nhưng kể từ năm 2013, giá tôm nguyên liệu trên thị trường tăng đột biến, nhiều hộ dân sẵn sàng thuê cơ giới san lấp ao cá chình để mở rộng ao đầm nuôi tôm công nghiệp.

Anh Võ Văn Triệt, ấp Cái Răng A, xã Phú Hưng, nói căn nhà khang trang trị giá hàng trăm triệu đồng cũng chính nhờ nuôi cá chình, cá bống tượng mà có được. Nhưng cách đây hơn 2 năm, thấy giá tôm thẻ chân trắng trên thị trường có giá, thời gian nuôi ngắn, còn nuôi cá chình, cá bống tượng phải mất đến 2 năm, vậy là anh chuyển toàn bộ 1 ha sang nuôi công nghiệp nhưng kết quả không như mong muốn, nên hiện nay anh chuyển sang nuôi cá chình, cá bống tượng.

Nông dân ấp Rau Dừa B, xã Hưng Mỹ, thu hoạch cá bống tượng.

Chính vì phá bỏ ao nuôi cá để chuyển sang nuôi tôm công nghiệp, khi chưa nắm vững quy trình kỹ thuật và thời vụ thả tôm nuôi, đã dẫn đến rủi ro thiệt hại, không còn vốn tái đầu tư sản xuất cho vụ tiếp theo và buộc phải treo đầm, thậm chí còn có trường hợp phải gánh nợ vì nuôi tôm công nghiệp.

Trong khi đó, một số bà con quyết tâm duy trì nghề nuôi cá truyền thống mang lại kết quả hết sức khả quan, trung bình mỗi năm cho thu nhập từ vài chục đến cả trăm triệu đồng. Ðiển hình như: anh Trần Vĩnh Bực, ấp Rạch Muỗi; ông Trịnh Văn Hùng, ấp Rau Dừa B, xã Hưng Mỹ, hay anh Trần Minh Nhựt, ấp Ðức An, xã Phú Hưng và nhiều hộ dân khác trên địa bàn huyện.

Ðáng phấn khởi, theo các thương lái thu mua cá cho biết, trước đây cá chình, cá bống tượng chủ yếu tiêu thụ ở thị trường Trung Quốc, nay đã được xuất bán ra cho nhiều nước trên thế giới, nên thị trường đầu ra thời gian tới sẽ khá thuận lợi và giá cả cũng ổn định hơn. Ðặc biệt, hình thức thu mua cũng có sự thay đổi theo chiều hướng có lợi cho bà con nông dân. Thay vì trước đây cá có trọng lượng từ 0,5-1 kg được mua với giá cao nhất, còn trên 1 kg bị xem quá lứa, mua với giá rẻ. Nay cá có trọng lượng càng lớn bán được với giá càng cao, đây là tín hiệu vui đối với người nuôi cá ở huyện Cái Nước.

Ðể khôi phục lại diện tích nuôi cá truyền thống, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Cái Nước đã chuyển một số ao đầm nuôi tôm công nghiệp kém hiệu quả, sang nuôi cá chình, cá bống tượng.

Ông Bùi Văn Nho, Trưởng ấp Rau Dừa B, xã Hưng Mỹ, cho biết, từ khi giá tôm nguyên liệu trên thị trường không ổn định, nhiều hộ dân trên địa bàn ấp bắt đầu cải tạo mương vườn để nuôi cá và hiện cho kết quả rất cao. Về phía chính quyền địa phương sẽ tiếp tục tuyên truyền vận động bà con nông dân nhân rộng mô hình này. Tuy nhiên, để mô hình nuôi cá chình, cá bống tượng sớm được khôi phục, rất cần sự hỗ trợ của ngành chuyên môn về quy trình kỹ thuật nuôi cá nước lợ.

Ðề cập vấn đề này, ông Nguyễn Trúc Giang, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Cái Nước, cho biết: “Năm 2016, tình hình nuôi cá chình, cá bống tượng của bà con nông dân trên địa bàn huyện có hướng phát triển, chủ yếu ở các xã: Thạnh Phú, Phú Hưng, Hưng Mỹ, Hoà Mỹ, Tân Hưng và Tân Hưng Ðông. Do giá cả hai đối tượng nuôi này rất ổn định, bà con nông dân dần dần nuôi lại. Ngành chuyên môn khuyến cáo người dân tận dụng ao, liếp bỏ trống để nuôi lại. Thứ hai, tận dụng ao đầm nuôi tôm công nghiệp không còn hiệu quả để thả nuôi hai đối tượng này, nhằm đem lại hiệu quả cho người dân".

Ðể từng bước khôi phục lại diện tích nuôi cá chình, cá bống tượng, ngoài tuyên truyền vận động bà con nông dân tận dụng mương vườn có sẵn, ngành chuyên môn huyện Cái Nước còn thực hiện 3 mô hình trình diễn nuôi cá chình, cá bống tượng trong ao đầm tôm nuôi công nghiệp kém hiệu quả, nhằm khuyến khích bà con nông dân nhân rộng mô hình nuôi cá truyền thống.

Mô hình nuôi cá bống tượng từ lâu được xem là mô hình kinh tế có hiệu quả, bởi mô hình này không đòi kỹ thuật cao, vốn đầu tư lớn, chỉ cần vài trăm mét vuông mương vườn là có thể thực hiện được. Còn nguồn thức ăn cho cá bống tượng có thể tận dụng cá tạp có sẵn, giúp bà con nông dân tiết kiệm được chi phí, nên phù hợp với người nghèo, ít đất sản xuất./.

Bài và ảnh: Việt Tiến

Ngoại Hạng Anh
上一篇:Chứng khoán ngày 6/1: BID và VCB nâng đỡ, VN
下一篇:Chứng khoán ngày 6/1: BID và VCB nâng đỡ, VN