Empire777

VHO - Nhờ chính sách bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc, kết hợp với phát triển du lịch bền vững, huyện ty le hom nay bong da

【ty le hom nay bong da】Đưa hồn cốt văn hóa vào sản phẩm du lịch

VHO - Nhờ chính sách bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc,Đưahồncốtvănhóavàosảnphẩmdulịty le hom nay bong da kết hợp với phát triển du lịch bền vững, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã thu hút được một lượng lớn du khách trong và ngoài nước. Qua đó, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Đưa hồn cốt văn hóa vào sản phẩm du lịch - ảnh 1
Làng nghề dệt thổ cẩm thôn Lặn Ngoài, xã Lũng Niêm tạo ra nhiều sản phẩm đặc trưng đáp ứng nhu cầu của du khách

Nền tảng để phát triển bền vững

Đến với huyện Bá Thước, đặc biệt là xã Thành Lâm nằm ở vùng lõi của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, du khách không chỉ được hòa mình vào cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn được trải nghiệm những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Thái. Những giá trị văn hóa đó là nền tảng để phát triển du lịch bền vững. Chính sự gắn kết giữa bảo tồn văn hóa và phát triển du lịch đã mang lại sự khởi sắc cho huyện miền núi Bá Thước.

Thực hiện Kế hoạch số 129 của UBND huyện Bá Thước về phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025, xã Thành Lâm đã đẩy mạnh việc bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, từ nghề dệt thổ cẩm đến các làn điệu dân ca, dân vũ truyền thống. Những hoạt động này không chỉ giúp duy trì giá trị văn hóa mà còn tạo thêm sinh kế cho người dân, đồng thời góp phần vào việc thực hiện hiệu quả Dự án 6 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” tại địa phương.

Chị Hà Thị Tuyệt, một người dân tại thôn Báng, xã Thành Lâm, chia sẻ: “Tôi đã được tham gia các lớp tập huấn múa dân tộc như điệu Pù Luông vẫy gọi và các bài dân vũ khác để phục vụ khách du lịch. Nhờ đó, thu nhập của tôi và các thành viên trong đội văn nghệ đã được cải thiện rõ rệt”. Câu chuyện của chị Tuyệt là một ví dụ sống động cho việc gắn kết văn hóa với du lịch, không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế mà còn lan tỏa giá trị văn hóa địa phương đến du khách gần xa.

Hiện nay, xã Thành Lâm đã thành lập được 2 câu lạc bộ văn nghệ và 6 đội văn nghệ quần chúng, thu hút đông đảo người dân tham gia. Các câu lạc bộ này thường xuyên tổ chức biểu diễn tại các khu du lịch cộng đồng, tạo nên những chương trình nghệ thuật dân tộc hấp dẫn du khách. Đặc biệt, với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các đội văn nghệ còn được kết nối với các cơ sở lưu trú du lịch để biểu diễn phục vụ khách hàng, biến những điệu múa, lời ca của dân tộc Thái thành sản phẩm du lịch đặc trưng.

Ông Hà Văn Khánh, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Bá Thước cho biết: “Những đội văn nghệ ở các thôn, bản là một phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển du lịch của huyện. Chúng tôi đã có chính sách hỗ trợ để các đội có thể biểu diễn thường xuyên tại các khu du lịch, mang lại trải nghiệm thú vị cho du khách”.

Những điệu múa xòe, nhảy sạp, tiếng khèn, tiếng chiêng không chỉ là hồn cốt của người Thái mà giờ đây còn là cầu nối giữa bản sắc văn hóa và kinh tế du lịch, góp phần nâng cao đời sống cho người dân địa phương.

Tạo nên nét riêng độc đáo

Bên cạnh hoạt động văn hóa nghệ thuật, huyện Bá Thước còn chú trọng phát triển các làng nghề truyền thống để tạo nên các sản phẩm du lịch độc đáo. Làng nghề dệt thổ cẩm ở thôn Lặn Ngoài, xã Lũng Niêm là một ví dụ tiêu biểu. Nhờ sự hỗ trợ từ các chương trình bảo tồn văn hóa và phát triển du lịch, làng nghề này đã khôi phục và phát triển mạnh mẽ. Hiện nay, gần 100 hộ gia đình trong xã tham gia sản xuất các sản phẩm thổ cẩm, tạo ra những mặt hàng lưu niệm đẹp mắt phục vụ du khách.

Chị Hà Thị Tinh, một thợ dệt thổ cẩm lâu năm chia sẻ: “Nhu cầu của du khách đối với các sản phẩm thủ công rất cao. Chúng tôi đã phải sản xuất những mặt hàng nhỏ gọn như ví, túi xách, khăn và các đồ lưu niệm khác để đáp ứng thị hiếu. Thu nhập của gia đình tôi nhờ đó mà ổn định hơn, trung bình mỗi tháng cũng được 5-6 triệu đồng”.

Sự hồi sinh của các làng nghề truyền thống, không chỉ giúp người dân tăng thêm thu nhập mà còn góp phần gìn giữ những giá trị văn hóa đặc trưng. Huyện Bá Thước đã công nhận hai làng nghề truyền thống là làng dệt thổ cẩm thôn Lặn Ngoài và làng rượu cần thôn Tân Thành. Đây đều là những điểm du lịch hấp dẫn, nơi du khách có thể trực tiếp tham quan, trải nghiệm quy trình sản xuất và mua sắm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo.

Việc gắn phát triển du lịch với bảo tồn văn hóa đã giúp du lịch Bá Thước có sự khởi sắc đáng kể trong những năm qua. Số liệu từ UBND huyện Ba Thước cho thấy, năm 2023 tổng doanh thu từ du lịch đạt gần 100 tỉ đồng. Đây là kết quả từ nỗ lực không ngừng của chính quyền và người dân địa phương trong việc xây dựng một mô hình du lịch bền vững.

Trong tương lai, huyện Bá Thước sẽ tiếp tục phát triển Khu du lịch sinh thái Pù Luông thành khu du lịch cộng đồng trọng điểm của tỉnh Thanh Hóa. Mục tiêu của huyện là đến năm 2025, lượng khách du lịch đạt khoảng 120.000 lượt/năm, với 30% là khách quốc tế. Đồng thời, 80% tổng lượng du khách sẽ lưu trú tại các điểm du lịch cộng đồng. Du khách đến Bá Thước không chỉ được chiêm ngưỡng cảnh quan tuyệt đẹp mà còn được trải nghiệm cuộc sống thường nhật của người dân địa phương thông qua các mô hình du lịch cộng đồng. Tại đây, họ có thể tham gia vào các hoạt động văn hóa, như học dệt thổ cẩm, tham gia lễ hội truyền thống hay thưởng thức những món ăn đặc sản do chính người dân bản địa chế biến. Điều này không chỉ giúp bảo tồn văn hóa mà còn tạo thêm nguồn thu nhập bền vững cho cộng đồng địa phương, giúp họ phát triển kinh tế dựa trên tiềm năng du lịch sẵn có.

Có thể thấy, việc kết hợp giữa phát triển du lịch và bảo tồn văn hóa đang là hướng đi đúng đắn cho Bá Thước. Không chỉ giúp địa phương nâng cao thu nhập từ du lịch, mô hình này còn góp phần gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống, tạo nên nét riêng độc đáo, định vị thương hiệu của huyện Bá Thước trên bản đồ du lịch miền núi Việt Nam. 

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap