【chấp 1.5/2】Tội phạm không gian ảo hoạt động ngày càng táo tợn
Đây là một trong nhiều nội dung mà Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Trương Minh Tuấn phát biểu trong chương trình truyền hình "Đối thoại và Chính sách" của VTV1 với chủ đề "Đối phó với thông tin nguy hại".
Thứ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn. Ảnh Vietnamnet
Tội phạm không gian ảo đang hoạt động ngày càng táo tợn và nguy hiểm
Ở nước ta cũng như trên thế giới,ộiphạmkhônggianảohoạtđộngngàycàngtáotợchấp 1.5/2 Internet, các trang mạng xã hội phát triển mạnh. Do đặc thù của internet là tốc độ truyền thông tin nhanh, diện tham chiếu rộng, thông tin gần như tức thì, tính “tự do” tương đối của những chủ thể thông tin, khả năng “gây nhiễu” lại khá rộng... nên những quan điểm sai trái trên Internet có khả năng ảnh hưởng nhanh, rộng đến nhiều đối tượng.
Từ khi Internet phát triển mạnh ở Việt Nam, các thế lực phản động lợi dụng Internet để phát tán những thông tin xuyên tạc, bôi nhọ Đảng, Nhà nước và cá nhân các lãnh đạo Đảng, Nhà nước trên mạng. Chúng ta có thể gọi chung chúng là tội phạm không gian ảo. Tội phạm không gian ảo là nhóm tội phạm có thể bị xếp vào nhóm những nguy cơ đe dọa an ninh lớn nhất cho đất nước, ngang hàng với tấn công khủng bố, vũ khí hoá học và thảm hoạ hạt nhân.
Mục đích của bọn phản động là chống phá nhà nước. Chúng thường xuyên tập trung tuyên truyền bôi nhọ cá nhân các lãnh đạo, bôi xấu chế độ, gây mất đoàn kết nội bộ, chia rẽ lòng dân… trong những dịp trọng đại của đất nước như bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, Đại hội Đảng các cấp,...
Thời gian gần đây, tội phạm không gian ảo liên tục đưa nhiều thông tin bịa đặt về Đảng và Nhà nước, bôi nhọ cá nhân nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước tấn công trực diện vào hệ thống chính trị của Việt Nam. Không ít thông tin trên mạng đã gây hoài nghi, hoang mang trong xã hội, nhất là những người thường xuyên tiếp cận với phương tiện này.
Năm 2015 là năm trọng đại với nhiều hoạt động quan trọng để tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc. Ngay trước thềm và trong thời điểm diễn ra Hội nghị lần thứ 10 Ban chấp hành Trung ương đảng khoá XI bọn phản động đã lập nên hàng trăm trang mạng, blog vu khống, bôi nhọ cá nhân của một số lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước nhằm chia rẽ nội bộ, làm mất lòng dân.
Mặc dù chúng tôi đã làm tốt công tác dự báo thông tin nhưng cách thức hoạt động của bọn chúng lần này hết sức chuyên nghiệp, táo tợn và nguy hiểm. Điều này rõ nhất qua việc chúng lợi dụng tình hình sức khỏe của đồng chí Nguyễn Bá Thanh – Trưởng Ban Nội chính Trung ương, nhóm tội phạm này đã xây dựng một kịch bản hoàn hảo kích động dân chúng, chia rẽ nội bộ.
Thực tế, việc xuyên tạc, vu khống trắng trợn không phải là chiêu thức mới, ngay Gơ-Ben, Bộ trưởng Tuyên truyền Đức đã nêu một lý thuyết như sau: “Một điều lừa dối bịa đặt khó tin nhất, nếu được nhắc đi nhắc lại trăm ngàn lần sẽ được mọi người tin là thật”. Hoặc trong tác phẩm “Cuộc chiến đấu của tôi” Hitler viết: “Bằng vũ khí tuyên truyền khôn ngoan và dai dẳng, người ta có thể khiến cho quần chúng tin rằng thiên đường là địa ngục, địa ngục là thiên đường”. Trong kỹ thuật tuyên truyền của Hitler, đòn siêu việt nhất phải kể là đòn “nói dối vụ lớn”. Hitler cho rằng: “Nói dối, nếu nói dối vụ lớn thì đó là yếu tố khiến cho người ta tin… Đối với tâm hồn giản dị đơn sơ của quần chúng, nói dối vụ lớn rất có hiệu lực vì quần chúng thường chỉ dám nói dối trong những việc nhỏ bé, và xấu hổ không dám nói dối vụ lớn. Do cái tâm lý đó quảng đại quần chúng tin ở những lời nói dối vụ lớn, vì họ không thể nghĩ rằng lại có người trơ tráo đến mức độ dám nói dối những chuyện tày đình như vậy”. “Nói dối càng lớn bao nhiêu càng khiến quần chúng dễ dàng tin bấy nhiêu”.
Thông tin bịa đặt, bôi nhọ hoành hành
Chúng tôi muốn chuyển một thông điệp đến tất cả mọi người cần phải cảnh giác và tẩy chay những thông tin nói trên, không tiếp tay cho bọn tội phạm lan truyền thông tin trên mạng.
Bởi thông tin xấu, thông tin bịa đặt, bôi nhọ, xúc phạm danh dự tổ chức và cá nhân hiện nay là hết sức nguy hiểm. Chúng tôi khẳng định nhóm những trang thông tin nói trên vi phạm nghiêm trọng pháp luật Nhà nước Việt Nam.
Tác động nguy hại nhất của những trang này là làm giảm sút niềm tin của người dân đối với Đảng, Nhà nước, kích động hận thù, chia rẽ khối đoàn kết, tạo nên ngờ vực lớn cho xã hội. Thêm nữa, đặc điểm của tội phạm không gian ảo là đối tượng phạm tội giấu mặt sẽ hết sức nguy hiểm không phải đối với Nhà nước Việt Nam mà tất cả các Nhà nước khác trên thế giới khi chúng tạo hiệu ứng từ online đến offline.
Kiểm soát chặt chẽ việc cung cấp, sử dụng thông tin
Ở Việt Nam ta, sau gần 15 năm thực hiện Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị và nhiều chương trình ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, công nghệ thông tin đã được ứng dụng rộng rãi vào mọi mặt đời sống xã hội, trở thành một phần không thể thiếu, có nhiều đóng góp tích cực trong hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Cho đến nay, Việt Nam đã có hơn 30 triệu người sử dụng Internet và khoảng 100 triệu thuê bao điện thoại di động trên khắp cả nước.
Trước tình hình phát triển của Internet ở Việt Nam, Nhà nước, Chính phủ, các Bộ ngành liên quan cũng đã kịp thời ban hành luật và những văn bản dưới luật để quản lý. Nghị định số 72/2013/NĐ-CP và Thông tư số 09 /2014/TT-BTTTT đã có quy định chi tiết về hoạt động, quản lý cung cấp sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử và mạng xã hội. Tuy nhiên, khó khăn nhất hiện nay là là tội phạm không gian ảo hoạt động xuyên biên giới, nó nằm ở những trang mạng không thuộc quyền cấp phép và quản lý của cơ quan quản lý Nhà nước Việt Nam. Đây là loại tội phạm hình sự đối với Nhà nước Việt Nam nhưng chính sách của các Công ty công nghệ của Mỹ và các quốc gia khác có sự khác biệt với luật pháp Việt Nam nên việc ngăn chặn rất khó.
Việt Nam là nước có tốc độ phát triển Internet nhanh, nhà nước Việt Nam đã tạo môi trường tự do thông thoáng cho Internet nhưng chúng tôi khẳng định bất cứ quyền tự do thông tin ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới cũng đều phải tuân thủ theo luật pháp của quốc gia đó. Những thông tin bịa đặt, xúc phạm cá nhân, chống phá Nhà nước Việt Nam sở dĩ bị phát tán gây nên khủng hoảng truyền thông tầm mức quốc gia vừa qua là có sự bất cập giữa chính sách và luật pháp như đã nói và sẽ được chúng tôi tìm cách giải quyết phù hợp trong thời gian tới phù hợp với thông lệ quốc tế.
Chủ động ngăn chặn thông tin xấu, độc hại
Từ góc độ là cơ quan quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông, Bộ TTTT đã và đang triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm ngăn chặn những thông tin xấu, độc hại trên không gian mạng:
Thứ nhất, ngoài Nghị định số 72/2013/NĐ-CP và Thông tư số 09/2014/TT-BTTTT đã ban hành, với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước trên lĩnh vực này, Bộ TTTT đã đẩy nhanh tiến độ xây dựng và hoàn thiện hàng lang pháp lý làm cơ sở cho việc thực hiện công tác bảo đảm an toàn, an ninh thông tin.
Hiện nay, Bộ TTTT đang chủ trì xây dựng Luật An toàn thông tin. Dự án Luật đã được Chính phủ thông qua để gửi sang Ủy ban thường vụ Quốc hội và dự kiến sẽ được thảo luận tại Kỳ họp Quốc hội tháng 5/2015. Bên cạnh đó, Bộ cũng sẽ tăng cường công tác phối hợp liên ngành với các cơ quan chức năng như Bộ Quốc phòng, Bộ Công an… để phối hợp xử lý, đấu tranh.
Thứ hai, nâng cao hiệu quả thực thực thi quản lý thuê bao di động trả trước để hạn chế sim rác, tin nhắn rác, tăng cường quản lý các loại hình dịch vụ nội dung trên mạng, cương quyết loại bỏ các dịch vụ nội dung không lành mạnh, vi phạm quy định của pháp luật.
Ngoài hoạt động của Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính (VNCERT), Bộ TTTT vừa lập Cục An toàn Thông tin. Hai đơn vị này đã hoạt động khá hiệu quả.
“Đối với các tờ báo điện tử trang thông tin điện tử có đuôi .vn nếu để xẩy ra vi phạm, với tư cách cơ quan quản lý Nhà nước về thông tin và truyền thông chúng tôi đã xử lý nghiêm. Theo mức độ vi phạm, chúng tôi đã xử phạt, thậm chí đình bản tạm thời, thu hồi giấy phép, thu hồi tên miền vĩnh viễn.
Liên quan đến tội phạm không gian ảo xuyên biên giới (có máy chủ đặt ở nước ngoài), chúng tôi phối hợp, hỗ trợ Cục An ninh mạng (Bộ Công an), Bộ Quốc phòng và các cơ quan liên quan xử lý theo đúng pháp luật của Việt Nam và thông lệ quốc tế”, Thứ trưởng Trương Minh Tuấn thông tin.
Thứ ba, Bộ TTTT sẽ phối hợp cùng Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các cơ quan, doanh nghiệp liên quan nghiên cứu, tổ chức triển khai hệ thống giải pháp kỹ thuật phù hợp với thông lệ, kinh nghiệm quốc tế để phục vụ việc đấu tranh ngăn chặn, xử lý các nguồn phát tán thông tin vi phạm pháp luật Việt Nam trên mạng Internet.
Thứ tư, đẩy mạnh hoạt động của các cơ quan báo chí, truyền thông trên internet; nâng cao nhận thức và tinh thần chủ động đấu tranh trên mặt trận truyền thông là nhiệm vụ cấp bách hiện nay.
Thứ năm, Thường xuyên nâng cao cảnh giác, ngăn chặn mọi âm mưu, luận điệu xuyên tạc trên Internet của các thế lực thù địch.
Các bộ, các ngành chức năng phối hợp tổ chức tốt công tác nắm tình hình dư luận xã hội, các luồng tư tưởng, tâm lý, chủ động cập nhật thông tin về đường lối chính trị, kinh tế, chính sách đối ngoại của các nước; âm mưu, ý đồ của các thế lực thù địch đối với sự nghiệp cách mạng nước ta...
Từ đó, tham mưu cho Đảng, Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh công tác đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, nhất là trên các vấn đề dân chủ, nhân quyền, tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, góp phần giữ vững hòa bình, ổn định trong nước, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, phát triền kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước.
Ngoài ra, tăng cường hợp tác văn hóa thông tin với các nước, tranh thủ sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế nhưng cần đấu tranh để giữ thế chủ động; đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và an ninh quốc gia, đồng thời không làm tổn hại đến quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và các nước khác./.
Viết Cường (lược ghi)
(责任编辑:World Cup)
- ·Quán cơm 2.000 Vườn Xoài: Điểm tựa cho phận đời khó khăn
- ·Cách ly để hạn chế tổn thất nhưng vẫn phải duy trì sản xuất, kinh doanh
- ·Hà Nội bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2020
- ·Từ việc GS Trần Văn Thọ chuyển giao công nghệ 2000 máy trợ thở cho VN: Phân biệt máy thở và máy trợ
- ·PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD
- ·Ngư dân bám biển sản xuất theo đường phân định trên Vịnh Bắc Bộ
- ·Báo chí cần tiếp tục là ‘ngọn hải đăng’ đồng hành cùng doanh nghiệp
- ·Dặm dài yêu thương nối mọi miền đất nước
- ·Vụ chồng bị khởi tố vì ném hỏng điện thoại của vợ: Điện thoại là tài sản chung hay riêng?
- ·Nâng cao chất lượng logistics, tăng sức cạnh tranh cho hàng Việt
- ·Sóc Bom Bo
- ·Chính phủ sẽ có nghị quyết riêng để gỡ khó cho các “ông lớn” tại “siêu Ủy ban”
- ·Đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa TTHC, điều kiện kinh doanh
- ·Sáng nay, Việt Nam có thêm 4 bệnh nhân mắc COVID
- ·'Năm qua, tôi đã làm gì...'
- ·Báo chí đồng hành, góp phần đưa thông tin KH&CN đến gần hơn với công chúng
- ·Thêm 10 ca nhiễm Covid
- ·Đã hoàn thiện phác đồ điều trị chuẩn cho bệnh nhân nhiễm Covid
- ·Bão Saola sắp vào Biển Đông với cường độ rất mạnh
- ·Nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Các ngân hàng cảnh báo nguy cơ thẻ ATM bị đánh cắp dữ liệu