【nhận định ulsan】Cần thêm 96.000 tỷ đồng để phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp

[La liga] 时间:2025-01-10 20:59:53 来源:Empire777 作者:World Cup 点击:164次

can them 96000 ty dong de phuc vu tai co cau nganh nong nghiep

Đẩy mạnh tích tụ ruộng đất là một trong những giải pháp quan trọng giúp tái cơ cấu nông nghiệp đạt hiệu quả cao hơn. Ảnh: Internet

Còn nhiều hạn chế

Phát biểu tại buổi làm việc giữa Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng với Bộ NN&PTNT về tái cơ cấu ngành nông nghiệp diễn ra ngày 25-8,ầnthêmtỷđồngđểphụcvụtáicơcấungànhnôngnghiệnhận định ulsan tại Hà Nội, ông Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết: Mặc dù quá trình tái cơ cấu giai đoạn 2012-2015 đạt được thành tích nhất định, song cũng bộc lộ không ít hạn chế, yếu kém.

Đó là kết quả tái cơ cấu trong thực tiễn mới chỉ là bước đầu và chưa tạo được chuyển biến rõ rệt, tăng trưởng của ngành chưa vững chắc. Bên cạnh đó, triển khai thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành chưa được đồng bộ, ở các địa phương. Nhiều địa phương đã sớm triển khai và đạt được kết quả khá rõ nét (Đồng Tháp, Lâm Đồng, Hà Tĩnh…) nhưng vẫn còn nhiều địa phương triển khai chậm.

Ngoài ra, năng suất chất lượng một số loại nông sản còn thấp, chi phí sản xuất cao, khả năng cạnh tranh thấp, việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhiều bất cập; tình trạng buôn bán vật tư giả, chất lượng kém, lạm dụng thuốc trừ sâu, sử dụng chất cấm trong sản xuất vẫn diễn ra phức tạp…

Để thực hiện thành công tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Bộ NN&PTNT kiến nghị Chính phủ trong phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 – 2020, ưu tiên bố trí vốn cho ngành nông nghiệp. Cụ thể, ngoài 43.158 tỷ đồng đã được giao chính thức, giai đoạn 2016-2020, Bộ NN&PTNT cần bổ sung thêm tối thiểu 96.000 tỷ đồng. Trong đó, giao bổ sung thêm nguồn Ngân sách Nhà nước là 4.500 tỷ đồng; giao bổ sung thêm nguồn ODA là 22.700 tỷ đồng và giao nguồn Trái phiếu Chính phủ là 51.845 tỷ đồng. 15.788 tỷ đồng là số tiền thực hiện các dự án phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn.

Đối với Bộ Tài chính, Bộ NN&PTNT kiến nghị, phối hợp đánh giá tác động của các chính sách thuế, đề xuất điều chỉnh các loại thuế, phí, cách áp thuế... đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm miễn thuế vượt hạn điền cho một số trang trại đang đầu tư mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, trên cơ sở kết quả thí điểm chương trình bảo hiểm nông nghiệp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện chương trình trên phạm vi toàn quốc, ở các lĩnh vực của ngành (bao gồm cả thủy sản).

Phát biểu tại cuộc họp, đại diện Bộ Tài chính cho rằng: Bộ NN&PTNT nên nghiên cứu làm rõ thêm mục tiêu tái cơ cấu 3 năm qua thực hiện được đến đâu, từ đó nhìn ra chỉ tiêu đặt ra đến năm 2020 có khả thi hay không. Nếu không khả thi cần xem xét kỹ lưỡng điều chỉnh chỉ tiêu cần thiết với nguồn lực, khả năng đáp ứng.

Từ nay đến năm 2020 và xa hơn là tới năm 2030, nền kinh tế cơ bản chuyển từ phát triển chiều rộng sang chiều sâu nên cần có nhìn nhận để định hướng tái cơ cấu, trong đó làm rõ bối cảnh, giải pháp triển khai, đi mạnh hơn theo cơ chế thị trường, có cơ chế để các DN tham gia lĩnh vực này nhằm đưa khoa học công nghệ thực sự trở thành động lực cơ bản trong tái cơ cấu.

Tạo đột phá trong tích tụ ruộng đất

Ngoài vấn đề về định hướng, nguồn lực phục vụ tái cơ cấu, đi sâu phân tích “bức tranh” tái cơ cấu ngành nông nghiệp, ông Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NN&PTNT) cho rằng: Thời gian tới, để tái cơ cấu nông nghiệp khởi sắc, quan trọng nhất chính là đột phá về chính sách đất đai.

“Phải đột phá về chính sách đất đai để tích tụ đất vào những người sản xuất, kinh doanh giỏi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Đất đai trong nông nghiệp cũng phải sử dụng linh hoạt theo tín hiệu của thị trường, không phụ thuộc quá nhiều vào đất lúa mà có thể chuyển sang các cây trồng giá trị kinh tế cao và thủy sản. Có như thế mới xây dựng được những vùng chuyên canh và thu hút doanh nghiệp đầu tư”, ông Sơn nói.

Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh: Nhiệm vụ của tái cơ cấu ngành nông nghiệp trước hết là tái cơ cấu gắn với phát triển thị trường, không chỉ là thị trường trong nước mà quốc tế, khu vực.

Trong tái cơ cấu cần xác định được các sản phẩm chủ lực, có lợi thế cạnh tranh, yêu cầu phát triển sản phẩm cấp quốc gia và địa phương; đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp phù hợp với từng vùng, địa phương. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp cũng phải gắn với việc bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường…

“Quá trình huy động vốn đầu tư nông nghiệp phải huy động các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, gắn với đổi mới hình thức tổ chức sản xuất. Đồng thời, phát triển mạnh hình thức hợp tác xã thể; tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp với nông dân, nông dần và hợp tác xã… nhằm hình thành các vùng chuyên canh để tạo ra vùng sản xuất lớn có giá trị cao”, Phó Thủ tướng nói.

Theo Bộ NN&PTNT: Trong 3 năm qua (2013-2015), tái cơ cấu ngành đã góp phần quan trọng vào kết quả sản xuất, kinh doanh của toàn ngành. Mặc dù sản xuất gặp nhiều khó khăn do thiên tai và biến động bất lợi của thị trường gây ra nhưng sản xuất tăng trưởng với tốc độ khá cao (tốc độ tăng GDP trung bình đạt 2,83%/năm; giá trị sản xuất toàn ngành tăng trung bình 3,41%/năm). Tổng kim ngạch XK toàn ngành tăng mạnh, giai đoạn 2013-2015 đạt 88,3 tỷ USD, trung bình đạt gần 29,5 tỷ USD/năm.

(责任编辑:World Cup)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接