【ket qua tran ac milan】Những thách thức chờ đợi Tổng thống Ai Cập Sisi

时间:2025-01-25 22:11:29 来源:Empire777

nhung thach thuc cho doi tong thong ai cap sisi

Thống chế Abdel Fattah al-Sisi đã giành 96,ữngtháchthứcchờđợiTổngthốngAiCậket qua tran ac milan91% số phiếu ủng hộ trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 3-6

Ủy ban Bầu cử tuyên bố ông Sisi đã giành được 96,91% số phiếu bầu với tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu đạt 47,5%, gần một năm sau khi ông lật đổ cựu Tổng thống Hồi giáo Mohamed Morsi - nhà lãnh đạo đầu tiên của Ai Cập được bầu ra một cách tự do.

Tổ chức Anh em Hồi giáo của ông Morsi và các tổ chức thanh niên từng hoạt động trong các cuộc nổi dậy năm 2011 - hai lực lượng trở thành mục tiêu của một cuộc đàn áp mạnh tay nhằm vào những người bất đồng chính kiến - đã tẩy chay cuộc bầu cử vừa qua. Ngay trước khi cuộc bỏ phiếu diễn ra, hơn 1.400 người thiệt mạng trong các cuộc đàn áp của chính phủ nhằm vào tổ chức Anh em Hồi giáo và hơn 15.000 người đã bị bỏ tù.

Nhà cầm quyền cũng kết án tử hình đối với hàng trăm người ủng hộ ông Morsi sau các phiên xét xử nhanh chóng mà Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon phải lên tiếng bày tỏ lo ngại. Một số nhà lãnh đạo của các tổ chức thanh niên từng đi đầu trong cuộc nổi dậy năm 2011 nhằm chống lại nhà độc tài lâu năm Hosni Mubarak cũng đã bị bỏ tù vì tham gia các cuộc biểu tình bị cấm.

Trong bối cảnh như vậy, các tổ chức giám sát toàn cầu, các nhà lãnh đạo quốc tế và giới chuyên gia cảnh báo rằng ông Sisi sẽ rất khó để có thể khôi phục trật tự ở trong nước. Ahmed Abd Rabou, Giáo sư Chính trị học tại Đại học Cairo, cho rằng Tổ chức Anh em Hồi giáo và các nhà cách mạng coi ông (Sisi) là kẻ thù - ám chỉ rằng gần như không có hy vọng có thể đối thoại với các phong trào thanh niên. Ông này nói thêm rằng ông Sisi xuất thân từ quân đội, là con người của mệnh lệnh, nên không phải là người có thể tiến hành đàm phán.

Trong một động thái làm xoa dịu lo ngại của người dân, ông Sisi đã lặp lại những khẩu hiệu của cuộc nổi dậy năm 2011, thúc giục người dân Ai Cập làm việc để có "bánh mỳ, tự do, nhân phẩm, công bằng xã hội". Kể từ năm 2011 đến tháng 4/2014, dự trữ ngoại tệ của Ai Cập đã giảm một nửa xuống còn 17 tỷ USD, mặc dù Ai Cập đã nhận được gần 13 tỷ USD từ các nước vùng Vịnh kể từ sau khi ông Morsi bị lật đổ, trong khi đó nợ nước ngoài tính tới tháng 12/2013 đã lên tới 45 tỷ USD.

Doanh thu từ ngành du lịch - ngành tạo ra hơn 4 triệu việc làm - đã giảm từ 12,5 tỷ USD năm 2010 xuống còn 5,8 tỷ USD năm 2013. Trước khi ông Mubarak bị lật đổ, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Ai Cập đạt 12 tỷ USD, song hiện đang bị giảm khoảng 2 tỷ USD mỗi năm.

Ông Sisi đã kêu gọi "tăng cường vai trò của nhà nước" để thực hiện các dự án nhằm phục hồi nền kinh tế yếu kém của Ai Cập dựa trên khoản tiền mà các nước vùng Vịnh hỗ trợ. Theo Yezid Sayigh, một nhà nghiên cứu kỳ cựu của Trung tâm Trung Đông Carnegie, ông Sisi thấy rõ những thách thức kinh tế mà ông phải đối mặt song thận trọng tránh đưa ra chi tiết về việc ông sẽ đối phó với những thách thức đó ra sao, điều đó cho thấy có thể ông ấy chưa có giải pháp nào. Do đó, trong tương lai ngắn hạn, chiến lược chính của ông Sisi sẽ là tìm kiếm thêm viện trợ từ vùng Vịnh và các khoản đầu tư, trong khi vẫn duy trì đàn áp những người bất đồng chính kiến trong nước để đảm bảo an ninh".

Trong khi đó, Mỹ đã thúc giục Tổng thống mới của Ai Cập "điều hành đất nước một cách có trách nhiệm và minh bạch, đảm bảo công bằng cho mọi người dân" và thực hiện cam kết của ông về việc bảo vệ "các quyền cơ bản của mọi người dân Ai Cập". Chỉ mới tháng 4 vừa qua, Washington đã hủy bỏ một phần khoản viện trợ hàng năm cho Ai Cập trị giá khoảng 1,5 tỷ USD. Khoản viện trợ này đã bị ngừng lại sau khi quân đội lật đổ ông Morsi.

推荐内容