当前位置:首页 > Cúp C1

【keonhacai.den】Nguy cơ EU khủng hoảng năng lượng

Xung đột giữa Nga - Ukraine và Israel - Hamas cộng với căng thẳng địa chính trị đã khiến EU lâm vào cảnh khủng hoảng năng lượng.

TheơEUkhủnghoảngnănglượkeonhacai.deno báo cáo của Oilprice, căng thẳng địa chính trị và thách thức nguồn cung có thể tác động trực tiếp đến giá khí đốt tại châu Âu. Oilprice đưa tin, mùa Đông bắt đầu mùa tiêu thụ khí đốt cao điểm ở Liên minh châu Âu (EU) trong khi nguồn cung hạn chế sẽ đẩy EU vào tình thế khó khăn có nguy cơ khủng hoảng năng lượng. Trong bối cảnh nhu cầu này cũng tăng từ châu Á có thể đẩy giá khí đốt tự nhiên tăng cao, mặc dù nguồn cung khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) dồi dào trên toàn cầu.

Tình hình đã trở nên tồi tệ hơn do một loạt yếu tố như căng thẳng địa chính trị, bao gồm cả vụ Houthi bắt giữ tàu gần đây. Báo cáo cho biết thêm, những thách thức trong chuỗi cung ứng, như những hạn chế ở kênh đào Panama và rủi ro ở kênh đào Suez, cũng gây trở ngại cho việc vận chuyển và định giá LNG toàn cầu.

Oilprice nhận định: “Tính dễ bị tổn thương trước bất kỳ sự cố nào có thể ảnh hưởng đến giá cả đã được thể hiện rõ ràng trong vài tuần qua, khi giá chuẩn khí đốt ở châu Âu tăng vọt sau khi lực lượng Houthi bắt giữ một tàu chở hàng ở Biển Đỏ”. Oilprice lưu ý rằng con tàu này có liên quan đến một công ty của Israel, do đó nhiều người coi đây là dấu hiệu cho thấy, xung đột có thể leo thang ở Trung Đông.

Báo cáo lưu ý rằng, những người mua LNG của Mỹ ở châu Á cũng đang tìm kiếm các tuyến đường thay thế sau khi việc di chuyển bị hạn chế tại điểm nghẽn quan trọng giữa Bắc và Nam Mỹ, dự kiến sẽ làm tăng giá cước vận tải.

Trước đó, hồi tháng 6-2022, một vụ nổ tại Freeport, một nhà máy xuất khẩu khí đốt lớn của Mỹ đã khiến cơ sở này phải đóng cửa trong thời gian còn lại của năm. Freeport, chiếm 1/10 lượng nhập khẩu LNG của châu Âu trước vụ nổ, chỉ mới mở cửa trở lại vào tháng 2 năm nay. Tình trạng bất khả kháng đã khiến giá nhiên liệu tại lục địa già này tăng vọt.

Còn nhớ, vào mùa Đông năm 2022 nhờ những nỗ lực tăng cường dự trữ khí đốt của EU đã giúp tránh tái diễn cuộc khủng hoảng năng lượng năm 2021, khi giá khí đốt trong khu vực tăng vọt lên hơn 300 Euro (320 USD) mỗi MW sau quyết định của khối này không sử dụng khí đốt của Nga.

Tuy nhiên, mùa Đông năm nay xung đột Israel - Palestine và nghi ngờ phá hoại đường ống dẫn dầu ở biển Baltic có thể khiến giá xăng tăng cao. Tờ Financial Times dẫn lời các nhà ngoại giao đưa tin, EU có thể kéo dài biện pháp giới hạn giá khí đốt khẩn cấp được đưa ra vào mùa Đông năm 2022 để tránh một đợt tăng giá mới.

Theo báo cáo, 10 quốc gia thành viên EU, bao gồm Đức và Áo, đã gửi thư tới Ủy ban châu Âu vào cuối tuần qua để yêu cầu gia hạn các biện pháp khẩn cấp được đưa ra trong cuộc khủng hoảng năng lượng vào mùa Đông năm 2022, khi giá khí đốt trong khối lên tới hơn 300 Euro mỗi megawatt giờ. Một trong những biện pháp này là “cơ chế điều chỉnh thị trường”, theo đó sẽ giới hạn giá khí đốt thị trường ở mức 180 Euro/megawatt giờ trong trường hợp hợp đồng khí đốt tương lai giao dịch ở mức cao hơn.

Tuy nhiên, Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch, Estonia và Phần Lan đã phản đối động thái trên, cho rằng “không cần thiết cũng như không có cơ sở pháp lý” để kéo dài luật này.

Ủy ban châu Âu dự kiến sẽ công bố những biện pháp khẩn cấp mà họ cho là nên được gia hạn vào tháng 11.

Cho dù có vận dụng nhiều biện pháp nhằm giảm giá khí đốt khẩn cấp nhưng việc thiếu nguồn cung đang là bài toán khó đối với EU trong tương lai.

EU đã nhập khẩu 7,9 triệu tấn sản phẩm dầu mỏ tinh chế từ Ấn Độ trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 9 năm nay. Trong khi đó, Ấn Độ, nơi có các nhà máy lọc dầu lớn thứ hai châu Á sau Trung Quốc lại nhập khẩu khoảng 40% lượng dầu thô từ Nga, với khối lượng tăng theo cấp số nhân do giá dầu thô của Nga giảm vì lệnh trừng phạt của phương Tây liên quan đến xung đột ở Ukraine.

 

HN tổng hợp

分享到: