【lịch thi dau bong da hôm nay】Tiếp cận CMCN 4.0: Dự báo tốt để chính sách không lạc hậu
时间:2025-01-11 02:57:52 出处:Thể thao阅读(143)
Ngày 11/5,ếpcậnCMCNDựbáotốtđểchínhsáchkhônglạchậlịch thi dau bong da hôm nay Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính) tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề "Tăng cường năng lực của ngành Tài chính trong tiếp cận cuộc CMCN 4.0".
Cơ hội, thách thức mới
Tại hội thảo, bà Lê Hải Bình - chuyên gia của Viện Chiến lược và Chính sách tài chính cho biết, CMCN 4.0 sẽ có tác động đến một số lĩnh vực của ngành Tài chính, như thu ngân sách nhà nước (NSNN) thông qua phát triển giao dịch trực tuyến của ngành Thuế, Hải quan, Kho bạc Nhà nước (KBNN); hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (Tabmis); thủ tục hành chính thuế, hải quan…
Tuy nhiên, CMCN 4.0 cũng gây ra một số thách thức trong việc xây dựng hệ thống thể chế chính sách tài chính - NSNN phù hợp với bối cảnh và tình hình mới. Trong khi đó, CMCN 4.0 vừa góp phần giảm chi NSNN ở một số nội dung như chi bảo vệ môi trường, chi cho bộ máy hành chính nhà nước,… nhưng cũng có thể gây sức ép tăng chi, đặc biệt là chi cho phát triển khoa học công nghệ (KHCN), an sinh xã hội, an ninh quốc phòng, hỗ trợ nghiên cứu và phát triển (R&D), chi cho cơ sở hạ tầng…
Bà Lê Hải Bình kiến nghị, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách thu đi đôi với cơ cấu lại thu NSNN, đảm bảo công bằng, bình đẳng về thuế giữa các đối tượng nộp thuế; phù hợp với các cam kết quốc tế; tạo môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi và thúc đẩy đầu tư, đảm bảo lợi ích quốc gia về quyền thu thuế, tạo điều kiện cho người nộp thuế tăng tích tụ, khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển.
Bên cạnh đó, cần nghiên cứu, ban hành chính sách quản lý và chính sách thu đối với các hoạt động giao dịch thương mại điện tử và các dịch vụ mới hình thành từ CMCN 4.0. Đồng thời, cơ cấu lại chi NSNN theo hướng phù hợp với bối cảnh và tình hình mới về phát triển công nghệ số, trong đó chú trọng chi cho các lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực, giáo dục đào tạo, KHCN,…
Mặt khác, rà soát, sử dụng tốt các kênh huy động vốn, bao gồm cả nguồn vốn vay nợ, đầu tư trực tiếp, gián tiếp của nước ngoài, nguồn kiều hối; đa dạng hóa các công cụ đầu tư tài chính để huy động có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Đối với lĩnh vực ngân hàng, TS Nguyễn Thị Hiền - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng Ngân hàng Nhà nước cho biết, CNCN 4.0 đặt ra yêu cầu mới cho các ngân hàng trung ương trong việc xây dựng các khuôn khổ chính sách mới để quản lý, giám sát tiền ảo và các sản phẩm dịch vụ mới như tài chính công nghệ.
Bên cạnh đó, CMCN 4.0 sẽ làm thay đổi hoàn toàn kênh phân phối và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống và trải nghiệm khách hàng đang dần trở thành xu hướng vượt trội. Với sự phát triển chóng mặt của CMCN 4.0, xu hướng ngân hàng không giấy sẽ trở nên phổ biến là thách thức không nhỏ của ngành ngân hàng trong việc giảm dần vai trò của các chi nhánh.
Đặc biệt sự phát triển của hạ tầng viễn thông trong bối cảnh CMCN 4.0 đặt ra những thách thức mới về bảo mật, an ninh mạng. Điều này đòi hỏi hệ thống ngân hàng phải có trách nhiệm xã hội nhiều hơn, quan tâm nhiều hơn đến tính an toàn và riêng tư trong thông tin của khách hàng và có cách thức phòng thủ mới để bảo đảm an toàn bảo mật mạng.
Làm tốt công tác dự báo
Thảo luận tại hội thảo, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cho rằng, đến thời điểm này, nền tảng để phát triển CMCN 4.0 tại Việt Nam cả phần cứng và phần mềm đều rất thiếu. Nguồn nhân lực chưa đảm bảo, bởi nếu chỉ có sự cần cù và quyết tâm thì không thể tham gia vào cuộc cách mạng này.
Về chi ngân sách, chúng ta có nguồn lực không nhiều, vì vậy cần phải chọn lựa chi vào đâu. Về thu ngân sách, cần thiết kế hệ thống thuế tương thích với các loại hình kinh doanh mới.
Chuyên gia tài chính Vũ Đình Ánh phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Bùi Tư |
Theo PGS.TS Bùi Quang Tuấn - Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế Việt Nam, CMCN 4.0 có 2 đặc trưng là thông minh và kết nối. Nếu soi vào ngành Tài chính thì có 2 vấn đề, kết cấu của nền kinh tế thế nào, ảnh hướng đến thu chi ra sao(?) Đặc trưng của CMCN 4.0 làm nảy sinh một số ngành mới gắn với trí tuệ nhân tạo, những ngành này sẽ có đóng góp về thuế, về nguồn lực phát triển(?)
Vì vậy, chúng ta phải điều chỉnh lại, thay vì có cái gì thu cái đó như hiện nay, cần phải xem xét sự chuyển đổi của ngành mới như thế nào, ngành cũ sẽ biến đổi ra sao, kết cấu kinh tế thay đổi, ảnh hưởng tới nguồn thu - chi.
Cùng với đó, chúng ta cần phải thay đổi tư duy phân cấp ngân sách, xem cái gì ở địa phương cần thu, cần chi.
Xuất phát từ đặc trưng kết nối, các bộ, ngành, cơ quan cần kết nối nhiều hơn trong hoạch định chính sách, chia sẻ dữ liệu. Một vấn đề nữa là hiện này việc dự báo của chúng ta còn rất yếu. CMCN 4.0 thay đổi từng ngày, chúng ta chạy theo thành tựu CMCN 4.0 là đi sau. Làm chính sách không chạy theo, phải có tầm nhìn trung hạn, cần gắn nhiều hơn với dự báo./.
Bùi Tư
猜你喜欢
- Cao tốc không có làn dừng khẩn cấp, Ninh Bình đề xuất mở rộng lên 6 làn xe
- Rút bảo hiểm xã hội một lần: Người lao động mất nhiều quyền lợi
- BHXH Việt Nam: Những kết quả nổi bật trong chuyển đổi số
- Người dân ý thức tham gia bảo hiểm y tế
- Huyện, xã tại TP.HCM phải trình phương án sắp sếp trước ngày 25/8
- Hậu Giang đã xuất hiện vài cơn mưa trái mùa
- Thoát nghèo nhờ có hướng đi đúng
- Chợ bông ngày 29 tết: Tiểu thương nói bán ổn
- ABBank (ABB) bổ nhiệm tân Tổng giám đốc