【soi kèo colo colo】Thoát nghèo nhờ có hướng đi đúng
Là một trong những mô hình thoát nghèo hiệu quả trên địa bàn huyện Châu Thành A,ờchướngđiđsoi kèo colo colo mô hình nuôi dê với ưu điểm dễ chăm sóc, chi phí đầu tư ít đã giúp người dân có thu nhập ổn định, vươn lên thoát nghèo, góp phần vào phát triển kinh tế chung của địa phương.
Vợ chồng anh Lẫm phấn khởi khi thành công với mô hình nuôi dê.
Khá lên nhờ nuôi dê
Đây là mô hình triển vọng của xã Thạnh Xuân. “Năm 2022, sau khi được hỗ trợ mua 3 con dê giống, qua thời gian chăm sóc đàn dê của gia đình đã sinh sản thêm được 3 con dê con. So với các mô hình chăn nuôi khác như nuôi gà, vịt, khi nuôi dê thấy vậy chứ chi phí quá trình nuôi có phần nhẹ, vì chuồng trại mình có thể tự làm bằng cây lá, thức ăn kiếm được ở địa phương. Hiện gia đình tôi đã vươn lên thoát nghèo, có cuộc sống khá ổn định”, chị Đỗ Thị Liên, một trong những hộ đã vươn lên thoát nghèo nhờ nuôi dê ở ấp Láng Hầm B, chia sẻ.
Trong quá trình nuôi, vợ chồng chị Liên chăm sóc, phòng ngừa dịch bệnh rất kỹ cho đàn dê, tranh thủ kiếm nguồn thức ăn ngoài tự nhiên để giảm bớt chi phí như: cỏ, rau muống, mít… Nhờ chịu khó chăm sóc, sau 1 năm nuôi, đàn dê đã bắt đầu cho sinh sản. Chị tiếp tục nhân giống, tăng đàn dê, vừa nuôi dê bán thịt và dê giống để có nguồn thu nhập phát triển kinh tế gia đình. Chị Liên cho biết: “Nuôi dê dễ lắm, loại này ít bị bệnh nhưng phải làm chuồng cao ráo, thoáng mát, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ và khử trùng thường xuyên. Phân dê có thể bán được, nên đây là nguồn thu lúc chờ bán dê thịt”.
Còn ở ấp So Đũa Lớn, trước đây vợ chồng anh Đào Văn Lẫm thuộc diện hộ nghèo, nhờ địa phương hỗ trợ vốn để nuôi dê, cuộc sống gia đình đã dần khấm khá. Anh Lẫm bộc bạch: “Lúc đầu, được địa phương hỗ trợ mua cho 3 con dê giống để thực hiện mô hình thoát nghèo, thấy hiệu quả chúng tôi cũng vay thêm 70 triệu đồng mua được 8 con. Trung bình 1 con dê mỗi năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa từ 2-3 con, nuôi khoảng 6 tháng đạt 25-35kg là có thể bán. Trước đây, vợ chồng tôi cũng thực hiện mô hình nuôi gà, nhưng thấy không hiệu quả bởi chi phí trong quá trình nuôi khá nhiều. Tuy nhiên, từ hồi nuôi dê tôi thấy loại này dễ nuôi ngoài cho ăn rau, cỏ, vợ chồng tôi cũng đi xin mít xơ đen của người quen để làm nguồn thức ăn, nhờ vậy dê phát triển khá nhanh”.
Từ vài con dê ban đầu, đến nay đàn dê của anh Lẫm đã phát triển lên được 24 con, nhiều con đạt trọng lượng có thể bán dê thịt. Với giá dê hiện tại, mỗi đợt xuất bán trừ chi phí con giống, gia đình anh Lẫm thu lời vài triệu đồng.
Mô hình sinh kế cần được nhân rộng
Mô hình hỗ trợ nuôi dê cho hộ nghèo trên địa bàn xã Thạnh Xuân, dù mới triển khai nhưng bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân. Để có được kết quả này, phải kể đến sự quan tâm sát sao của chính quyền các cấp, khi chủ động tìm hiểu nhu cầu thực tế người dân, xây dựng kế hoạch triển khai được mô hình khá phù hợp với thực tế địa phương. Nuôi dê với lợi thế nguồn vốn đầu tư ít, lại tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có, nên rất phù hợp với bà con nông dân, nhất là những hộ nghèo ở vùng nông thôn. Năm 2022, trong tổng số 12 hộ nghèo được hỗ trợ thực hiện mô hình nuôi dê trên địa bàn xã, đến cuối năm 100% hộ đã thoát nghèo. Mỗi hộ được hỗ trợ 3 con dê giống, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi và tham quan các mô hình nuôi dê hiệu quả ở các trang trại lớn.
Ông Nguyễn Quốc Việt, Chủ tịch UBND xã Thạnh Xuân, chia sẻ: “Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025, năm 2022 địa phương đã triển khai dự án hỗ trợ sinh kế dê giống cho hộ nghèo trên địa bàn. Không chỉ hỗ trợ con giống, địa phương còn tổ chức tập huấn hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc dê sinh sản, xử lý chuồng trại… Đến nay, đàn dê của hộ nghèo được hỗ trợ trong năm qua, đã phát triển được 67 con. Qua mô hình nuôi dê trên địa bàn, chúng tôi nhận thấy, nhìn chung trên 70% các hộ thực hiện mô hình đã có cuộc sống khá ổn định, trong đó nhiều hộ vươn lên khấm khá, đây là kết quả rất đáng mừng”.
Không dừng lại ở kết quả đạt được, trong kế hoạch hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo năm 2023, địa phương đang khảo sát và xây dựng kế hoạch tiếp tục hướng dẫn thực hiện mô hình nuôi dê đối với hộ nghèo có nhu cầu.
Xã Thạnh Xuân có 51 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 1,81% và 30 hộ cận nghèo, năm 2023 địa phương phấn đấu giảm 15 hộ nghèo. Với những hiệu quả khả quan từ mô hình nuôi dê, đã tạo động lực để người dân vươn lên phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, từng bước ổn định cuộc sống, mô hình đáng được nhân rộng.
Bài, ảnh: MỸ XUYÊN