【bxh 2 ha lan】Thay đổi mô hình về Thoả thuận công nhận AEO lẫn nhau

Hội nghị AEO toàn cầu lần thứ 5 với những khuyến nghị quan trọng cho AEO 2.0
Hội nghị AEO toàn cầu của WCO lần thứ 5 khai mạc tại Dubai
WCO phát hành Mô hình Dữ liệu phiên bản 3.10.0
Công ty tư vấn chiến lược CT-Strategies nổi tiếng trong việc cung cấp các giải pháp thực tế về phát triển và vận hành AEO.
Công ty tư vấn chiến lược CT-Strategies nổi tiếng trong việc cung cấp các giải pháp thực tế về phát triển và vận hành AEO.

Là một trong các chuyên gia hàng đầu về AEO/MRA của công ty tư vấn chiến lược CT-Strategies, Hoa Kỳ, ông Shawn Beddows - Cố vấn Kỹ thuật của WCO trong lĩnh vực công nhận AEO và ký kết các Thoả thuận Công nhận lẫn nhau (MRA) trên toàn cầu đã có bài viết nêu bật vai trò của các chương trình AEO trong môi trường thương mại sau đại dịch Covid 19. Tạp chí Hải quan xin giới thiệu bài viết của chuyên gia Shawn Beddows dưới đây:

Các chương trình AEO đã không ngừng phát triển trong suốt quá trình gần hai thập kỷ qua. Mặc dù khái niệm tổng thể về AEO đã được các Chính phủ và doanh nghiệp các quốc gia chấp nhận, nhưng vẫn còn đó những thách thức đáng kể đối với hầu hết sự tiến triển đến cuối cùng của AEO chính là sự Công nhận lẫn nhau (MRA).

Có một số định hướng giải quyết đối với những thách thức của giai đoạn tiến triển này và các quốc gia có thể vượt qua được.

Hơn một nửa số thành viên của WCO đang thực hiện chương trình AEO và có gần 100 Thỏa thuận / Thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRA) song phương được áp dụng. Tất cả các chương trình AEO này đều dựa trên các tiêu chuẩn đặt ra trong Khung Tiêu chuẩn An ninh và Tạo thuận lợi thương mại (SAFE) của WCO nhưng chúng được áp dụng không giống nhau ở mỗi quốc gia thành viên. Các tiêu chuẩn để phát triển và thực hiện một chương trình AEO cung cấp một mức độ linh hoạt vừa cần thiết vừa cần phải cân nhắc.

Hoạt động thương mại và chuỗi cung ứng có khác nhau giữa các quốc gia hoặc khu vực này sang khu vực khác. Các quốc gia không có biển và những quốc gia có biển có cách ứng phó với thương mại và chuỗi cung ứng khác nhau. Những khác biệt này đã gây ra sự ảnh hưởng và tác động đáng kể đến cách mà các chương trình AEO của họ đang triển khai hoạt động. Ví dụ, một quốc gia không giáp biển có thể chú trọng hơn vào một số loại hình kinh doanh nhất định như các hãng hàng không và các công ty vận tải đường bộ, trong khi một quốc gia có biển có thể tập trung nhiều hơn vào các thực thể và hoạt động vận tải hàng hải. Hành vi thương mại cũng có thể ảnh hưởng đến mức độ lợi ích hữu hình mang lại cho thương nhân từ các cơ quan quản lý. Ví dụ: ngành công nghiệp ô tô của Hoa Kỳ vận chuyển giao hàng đúng lúc, đòi hỏi sự di chuyển nhanh chóng và có thể dự đoán trước hàng hóa của họ qua các ranh giới trên đất liền, chủ yếu bằng các hãng vận tải đường cao tốc. Các hãng vận tải đường cao tốc là thành viên được công nhận ưu tiên của Hoa Kỳ, họ tham gia Chương trình Đối tác Hải quan-Doanh nghiệp chống khủng bố (CTPAT) để có đủ điều kiện sử dụng các làn đường ưu tiên (FAST), cho phép các xe của hãng vận tải này vượt qua hàng dài xe tại các cảng nhập cảnh đông đúc, tiết kiệm thời gian quý báu. Đây là một lợi ích vô cùng quý giá được cung cấp trực tiếp cho các hãng vận tải đường cao tốc nhưng nó cũng mang lại lợi ích cho các đối tác kinh doanh như các nhà nhập khẩu hoặc các nhà sản xuất là đối tác nước ngoài của họ. Hiện trạng thương mại độc đáo này không tồn tại ở mọi quốc gia và do đó các loại lợi ích đi kèm với nó cũng chưa có.

Áp dụng logic này vào khái niệm MRA, người ta có thể nhanh chóng thấy sự liên kết giữa hai chương trình AEO có thể không đơn giản như vậy. Từ chương trình AEO này sang chương trình AEO khác có sự khác biệt có thể đo lường được đối với các pháp nhân kinh doanh và lợi ích của nhà kinh doanh, chưa kể đến các phương pháp tiếp cận hoạt động rất khác nhau đối với các chức năng quan trọng như quá trình tiến hành xác nhận. Mô hình đàm phán và thỏa thuận công nhận MRA song phương hiện nay đơn giản là không bền vững. Ví dụ: nếu mọi thành viên WCO (183 thành viên) phải có MRA song phương với nhau, thì điều đó sẽ tương đương với 33.489 MRA.

Đã đến lúc chuyển mô hình từ MRA song phương sang một quy ước AEO/ MRA. Tất nhiên, việc này phức tạp hơn nhiều so với việc đơn giản như chỉ bật một công tắc đèn điện. Điều này đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm ngặt một tiêu chuẩn toàn cầu và sự giám sát và phê duyệt của cơ quan giám sát. Trong trường hợp này, WCO sẽ đóng một vai trò quan trọng, và các thành viên của WCO sẽ phải trao quyền cho tổ chức có thẩm quyền này phê duyệt/ chứng nhận/ xác nhận các chương trình AEO tương ứng của họ để đủ điều kiện theo bất kỳ công ước nào như vậy. Công ước này sẽ loại bỏ nhu cầu đàm phán riêng lẻ MRA giữa các thành viên và sẽ dẫn đến an ninh và thuận lợi thương mại được đảm bảo hơn trên toàn cầu.

Dựa vào chuyên môn của CT-Strategies trong lĩnh vực này, chúng tôi hy vọng sẽ thúc đẩy những ý tưởng thách thức các tiêu chuẩn toàn cầu hiện tại và tạo ra sự giao tiếp và cộng tác tốt hơn giữa các chương trình AEO của các quốc gia thành viên.