【kèo xiên】Đà Nẵng “trẩy hội” di sản bằng “chuyện làng chuyện phố”
VHO - Bảo tàng Đà Nẵng vừa khai mạc chương trình “Ngày hội Di sản văn hóa Đà Nẵng năm 2024” nhân kỷ niệm ngày Di sản Việt Nam. Chương trình sẽ diễn ra trong hai ngày 22 và 23.11,ĐàNẵngtrẩyhộidisảnbằngchuyệnlàngchuyệnphốkèo xiên là dịp thông tin cùng cộng đồng về lược sử thành hình, thay đổi một đô thị trong giai đoạn hội nhập kinh tế.
Ông Huỳnh Đình Quốc Thiện, Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng cho biết, ngành Văn hóa thành phố quyết định kỷ niệm ngày Di sản bằng một chương trình khá “khác biệt”, giới thiệu lịch trình “từ làng lên phố” và “trong phố có làng” của thành phố Đà Nẵng, với góc nhìn “những gì bình dị hôm nay, ngày mai sẽ là di sản”.
Kể chuyện một hành trình…
Theo ông Thiện, thành phố Đà Nẵng là một đô thị “từ làng lên phố”, bắt đầu từ những năm 2000 đã chuyển đổi nhanh chóng thành một đô thị hiện đại, mà vẫn không mất đi những khung cảnh bình dị truyền thống.
Sau 20 năm chú trọng đô thị hóa, thành phố đã hòa quyện hình ảnh giữa “văn minh đô thị” và “văn hóa làng”, biến thành một “nền tảng tinh thần, là sức mạnh nội sinh” của mảnh đất và con người Đà Nẵng.
“Giữa một diện mạo đô thị hiện đại với những con đường khang trang, những cây cầu kiến trúc mới lạ, vẫn tồn tại bóng dáng cây đa, bến nước, sân đình, miếu xóm, cùng những câu chuyện thâm trầm năm tháng.
Cạnh những phố xá sôi nổi, cập nhật hàng hóa thương mại điện tử, vẫn là lễ hội cổ truyền đông vui và những điểm sản xuất nghề thủ công truyền thống. Tất cả tạo nên một không gian di sản văn hoá đặc sắc ngay trong lòng phố thị, với những sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng, có đủ các thiết chế và liên kết truyền qua các thế hệ”, ông Thiện cho biết.
Từ góc cạnh chia sẻ như vậy, ông Huỳnh Đình Quốc Thiện nhìn nhận, cần hiểu mảnh đất này qua lăng kính thực tế đã trải, người ta mới lý giải được những kết quả vận động mà cả thành phố chung tay, chung sức làm được.
Hình ảnh một “thành phố đáng sống” qua từng chương trình cụ thể, như không có người lang thang xin ăn, diện mạo hàng quán “mỗi bàn ăn mỗi giỏ rác”… phải được lý giải ở góc độ văn hóa con người mà Đà Nẵng đã làm trong hơn 20 năm qua.
Tái hiện những câu chuyện đó, chính là tôn vinh, lan tỏa những giá trị cuộc sống, những “di sản sống” gắn với quy hoạch đô thị, các công trình, kiến trúc nổi bật. Đây chính là cơ hội để mọi người hình dung rõ hơn về những biến chuyển của phố và làng ở Đà Nẵng qua từng giai đoạn phát triển.
Kịch bản ngày hội Di sản ở Đà Nẵng, theo đó được Bảo tàng Đà Nẵng và ngành văn hóa tổ chức bằng một không gian văn hóa với các hoạt động hấp dẫn. Khách tham gia sẽ được tìm hiểu, trải nghiệm, khám phá những câu chuyện lịch sử đầy ý nghĩa và thú vị, hiện hữu phía sau các di sản kiến trúc của thành phố.
Họ cũng sẽ được trải qua những cung bậc cảm xúc khác nhau khi đi theo chuỗi hoạt động trong 2 ngày tổ chức: triển lãm “Chuyện làng”, “Chuyện phố”, triển lãm “Hồn phố”, “Chợ phiên đồ xưa Đà thành”, cuộc thi “Khám phá di sản kiến trúc Đà Nẵng”, cùng các trò chơi hoạt náo, như “Hội làng giữa phố”, các phiên bản trò chơi dân gian và hoạt động trải nghiệm khác.
Tái hiện từ góc nhìn “di sản”
Phân tích từ ban tổ chức chương trình Ngày hội Di sản nhấn mạnh, tiêu chí hoạt động là hướng du khách, người dân tham gia vào những thông tin hữu ích, tiết mục ấn tượng, tô đậm hình ảnh một thành phố Đà Nẵng đã vươn lên, thay đổi và thực sự đạt được những “giá trị sống” như thế nào. Do đó, các câu chuyện ở đây, sẽ trực tiếp là điểm tương tác, gặp gỡ giữa người tham quan và những câu chuyện quá khứ, hiện tại, dự báo tương lai của Đà Nẵng.
Đơn cử tại Ngày hội, vòng chung kết Cuộc thi làm mô hình các công trình kiến trúc tiêu biểu tại thành phố Đà Nẵng, tên gọi “Hồn phố”, với sự tham gia của 8 đội thi đến từ các trường Đại học trên địa bàn, sẽ là địa chỉ để các bạn sinh viên thể hiện năng khiếu, kiến thức và niềm say mê với môi trường kiến trúc, quy hoạch tại Đà Nẵng.
Các bạn trẻ có quyền tưởng tượng, hình dung về một thành phố tương lai thế nào, cũng như điểm chỉ ra những điểm vướng, góc khuất cần chỉnh lý, tại hiện trạng môi trường đô thị và kiến trúc thành phố.
“Chúng tôi tin rằng, với những suy nghĩ tích cực, đánh giá tận tâm từ tấm lòng của mỗi công dân thành phố, câu chuyện kiến trúc Đà Nẵng sẽ trở nên rất khác biệt với các bạn trẻ sinh viên, những chủ thể tương lai của thành phố này. Qua cách diễn giải của họ, những gì làm được, đang làm, và nên làm sẽ sống động hơn, thực tế hơn.
Hãy nhìn nhận, nếu những góp ý đề xuất, và những cảnh tưởng tượng thiết kế của các bạn ấy là hiện thực, thì khung cảnh Đà Nẵng sẽ đẹp hơn đến thế nào, và trong một tương lai, đó có phải là những giá trị di sản mà chúng ta và con cháu chúng ta sẽ phải ghi nhận, bảo tồn”. Ông Thiện lý giải như vậy.
Ngay trong buổi khai mạc Ngày hội, khá nhiều cựu lãnh đạo thành phố Đà Nẵng, nhất là những lãnh đạo về quản lý kiến trúc, văn hóa, giáo dục địa phương đã có mặt tham gia, trải nghiệm thực tế những câu chuyện được mô tả. Rất nhiều bạn trẻ Đà Nẵng cũng đã đến, lắng nghe, đọc lại những thông tin về một lịch sử Đà Nẵng “20 năm chuyển mình”.
Chi tiết người dân Đà Nẵng chung tay đóng góp xây cầu qua sông Hàn, hay câu chuyện đổi đời của những dãy nhà chồ ngày xưa, những vệt đất hoang ở Sơn Trà… đã lần lượt được tái hiện, đem lại nhiều cảm xúc, dư vị khó tả cho mọi người.
Cả một Đà Nẵng “chung sức chung lòng”, vun đắp vì một tương lai tốt đẹp hơn cho mảnh đất này, cho các thế hệ trẻ mai sau, cứ như thế được gợn lên, hào hùng, lạc quan từ một chương trình Ngày hội.
Ông Huỳnh Đình Quốc Thiện biểu đạt: “Và tôi thấy tôi, cũng rất may, rồi sẽ là một phần của di sản thành phố ấy”.