当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【lịch thi đấu bóng đá đêm nay và rạng sáng mai】Chuyện buôn bán trên cầu và ý thức tuân thủ pháp luật

Từ lâu,ệnbunbntrncầuvthứctunthủphpluậlịch thi đấu bóng đá đêm nay và rạng sáng mai việc buôn bán lấn chiếm lòng, lề đường, vỉa hè đã không còn xa lạ tại các khu vực đô thị. Tuy nhiên, hiện không chỉ vỉa hè, lòng đường bị lấn chiếm, mà ngay cả hành lang cầu đường bộ cũng trong tình cảnh tương tự. Việc này vừa gây mất mỹ quan, vừa ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn giao thông.

Bày bán hàng hóa trên cầu Cái Tắc, huyện Châu Thành A diễn ra khá phổ biến.

Vòng lẩn quẩn giữa kiểm tra và vi phạm

Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, lòng đường, vỉa hè, hành lang cầu đường bộ là nơi dành cho các phương tiện giao thông và người đi bộ sử dụng chỉ nhằm mục đích giao thông. Việc chúng bị chiếm dụng trái phép làm nơi buôn bán sẽ gây ảnh hưởng đến việc lưu thông và gây nguy hiểm cho các phương tiện tham gia giao thông.

Ghi nhận tại một số điểm thường xuyên có hành lang cầu bị lấn chiếm như cầu Cái Tắc, thị trấn Cái Tắc, huyện Châu Thành A; cầu Nàng Mau, xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp,... không khó để bắt gặp hình ảnh nhiều người bày bán hàng hóa trên cầu và cả tại dốc cầu.

Đặc biệt, ở khu vực cầu Cái Tắc, tầm khoảng 6 giờ 30 phút và 17 giờ là cao điểm nhiều người bày la liệt các loại hàng hóa từ chân cầu lên đến giữa cầu, còn người đi đường thì dừng xe hẳn trên cầu để mua khiến tình trạng kẹt xe ở đây ngày nào cũng diễn ra.

Tương tự ở khu vực cầu tại chợ Ngã Sáu, huyện Châu Thành, cũng có khá nhiều người bày bán các mặt hàng dưới chân cầu, khi có lực lượng chức năng đến nhắc nhở thì tình trạng lấn chiếm mới được chấn chỉnh.

Hay khu vực dốc cầu Nàng Mau, xã Tân Long, là nơi cũng thường có người buôn bán trên hành lang cầu. Mỗi khi thấy bóng dáng của lực lượng chức năng, người vi phạm vội vã dọn hết các rổ rau, trái cây, mớ cá,… di chuyển đến khu vực khác; một lúc sau, tình trạng vi phạm lại tái diễn.

Chị H., tiểu thương buôn bán trên cầu Cái Tắc, cho biết: “Do không có điều kiện vào chợ bán nên phải đem lên dốc cầu, mà bán ở đây thì người đi đường ghé mua tiện lợi hơn trong chợ. Cũng có mấy lần bị nhắc nhở, biết là vi phạm pháp luật nhưng vì miếng cơm manh áo nên tôi đành chấp nhận may rủi”.

Thực tế, đa số những người chiếm dụng lòng, lề đường, vỉa hè hay hành lang cầu để buôn bán đều đã không ít lần bị lực lượng chức năng kiểm tra, nhắc nhở và họ cũng ý thức được hành vi vi phạm của mình. Song, tình trạng vi phạm vẫn diễn ra, điều này một phần cho thấy chế tài xử lý vẫn chưa thích đáng nên một bộ phận người dân còn xem thường pháp luật.

Vì sao khó xử lý dứt điểm ?

Lực lượng công an tại các khu vực trên cho biết, việc quản lý trật tự, cấm mua bán lấn chiếm lòng đường, hành lang cầu đường bộ được thực hiện thường xuyên. Song, lực lượng chức năng cũng không thể túc trực mọi lúc tại đây. Vì vậy, nơi nào có kiểm tra, mạnh tay xử lý thì tình trạng mua bán, lấn chiếm giảm bớt, nơi nào lơ là thì tình trạng này tái diễn.

Mặt khác, hầu hết người vi phạm chủ yếu là buôn thúng bán bưng nên khi bị cơ quan chức năng xử phạt họ thường “bỏ của chạy lấy người” khi tang vật có giá trị thấp, hoặc chửi bới, chống đối lại người thi hành công vụ.

Ông Lê Phong, Trưởng Công an xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp, cho biết: “Việc kiểm tra của chúng tôi được thực hiện thường xuyên nên tình trạng vi phạm nay đã giảm. Tuy nhiên, trong quá trình kiểm tra lại gặp khó như kiểm tra tại dốc cầu bên đây thì họ lại qua dốc cầu bên kia để bán, khi không có lực lượng chức năng thì họ quay về chỗ cũ. Người vi phạm đa số là bà con lao động nghèo nên xử phạt cũng khó, chỉ nhắc nhở là chính”.

Theo thông tin từ Đội Thanh tra giao thông số 4, Sở Giao thông Vận tải tỉnh, hiện nay, tình trạng buôn bán tại cầu Cái Tắc diễn ra phức tạp một phần là do phía trong khu vực chợ đã quá tải, dẫn đến nhiều tiểu thương phải bán tràn lên cả hành lang cầu.

“Chúng tôi thường xuyên túc trực tại đây vào giờ cao điểm nhắc nhở bà con không lấn chiếm hành lang cầu buôn bán để tránh gây ùn tắc giao thông. Đồng thời, cũng kiên quyết xử phạt các hành vi đậu, đỗ xe trên cầu mua hàng hóa. Tuy nhiên, theo tôi, về lâu dài cần phải tuyên truyền cho người dân hiểu và có giải pháp bố trí vị trí buôn bán hợp lý thì mới có thể giải quyết dứt điểm được tình trạng mua bán lộn xộn như hiện nay”, ông Huỳnh Minh Tiển, Đội trưởng Đội Thanh tra giao thông số 4, chia sẻ.

Thiết nghĩ, nếu người dân chiếm dụng lòng, lề đường, vỉa hè, hành lang cầu để buôn bán là những người lao động nghèo và họ thực sự có nhu cầu buôn bán để mưu sinh, thì cơ quan chức năng nên tạo điều kiện để người dân có nơi buôn bán ổn định và đúng luật. Riêng với người vi phạm cố tình để kiếm thêm lợi nhuận thì cần xử lý nghiêm và triệt để nhằm chấn chỉnh lại trật tự an toàn giao thông và gìn giữ nét mỹ quan đô thị.

Bên cạnh việc xử phạt, để nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật cho người dân, cơ quan chức năng cũng nên đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền nhằm giúp người dân hiểu và ý thức được hành vi vi phạm pháp luật của mình. Qua đó, tìm vị trí hợp lý, đúng luật buôn bán, tránh để xảy ra tình trạng “bán, kiểm tra, chạy, rồi lại bán” như thời gian qua.

Điều 12 Nghị định 46/2016 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ: Xử phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân có hành vi bán hàng rong hoặc hàng hóa nhỏ lẻ trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với hành vi họp chợ, mua bán hàng hóa trong phạm vi đất đường bộ ở đoạn ngoài khu vực đô thị.

 

Bài, ảnh: ĐÌNH BẢO

分享到: