【bang xep hang my】Bán lẻ cần được “xây rào” bảo vệ
Điệp khúc ngoại “ăn đứt” nội
Dân số đông,ánlẻcầnđượcxâyràobảovệbang xep hang my cơ cấu dân số vàng, thu nhập ngày càng cao nên dư địa phát triển kênh phân phối tại Việt Nam được đánh giá rất lớn, dự báo đến năm 2020, thị phần kênh bán lẻ hiện đại sẽ tăng lên và đáp ứng được 40% nhu cầu tiêu dùng… là những “điểm cộng” giúp cho ngành bán lẻ Việt Nam trở thành “mảnh đất” màu mỡ.
Thế nhưng chính bởi sự màu mỡ này, các nhà bán lẻ trong nước đã và đang phải cạnh tranh gay gắt với các đối thủ lớn đến từ các quốc gia “có máu mặt” như Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Dù cho doanh nghiệp bán lẻ trong nước vẫn có những lợi thế cạnh tranh như hiểu tâm lý cũng như thị trường Việt nhưng cuộc ganh đua này vốn được các doanh nghiệp Việt Nam nhìn nhận là cuộc đua không cân sức.
Bởi theo ông Nguyễn Thành Nhân, Tổng giám đốc Liên hiệp hợp tác xã thương mại TP. HCM (Saigon Co.op), nhà bán lẻ ngoại “ăn đứt” doanh nghiệp trong nước ở 3 điểm: Tiềm lực tài chính, huy động vốn với lãi suất thấp; kinh nghiệm quản lý nhờ lịch sử hình thành lâu đời và đã có sự nghiên cứu thói quen của người tiêu dùng và sức mạnh trong liên kết; doanh nghiệp ngoại có sự liên kết toàn cầu từ chuỗi cung ứng sản phẩm đến việc chuỗi tiêu thụ hàng hóa.
Nói lên quan điểm của mình, bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cho biết, dù trong văn bản chính sách không có sự phân biệt lớn giữa doanh nghiệp bán lẻ trong nước và nước ngoài, nhưng nhiều địa phương vẫn “trải thảm đỏ” mời gọi đối tác ngoại. Nhiều tỉnh, thành phố vẫn đưa ra chủ trương ưu đãi để thu hút đầu tư, đặc biệt trong lĩnh vực bán lẻ, khiến doanh nghiệp nội mất thời cơ.
Không chỉ vậy, các nhà bán lẻ ngoại còn đang chiếm một vị thế “áp đảo” tại Việt Nam khi thị phần chiếm tới 53%, trong khi doanh nghiệp nội chỉ đạt 47%. Cũng có quan điểm cho rằng, con số này cần phải có sự nghiên cứu kỹ để thấy rõ tiềm lực của 2 khối song một thực tế không thể phủ nhận là nhà bán lẻ ngoại ít điểm bán hơn nhưng tổng diện tích lại lớn hơn cho thấy tiềm lực của họ mạnh hơn so với các nhà bán lẻ nội. Số điểm bán hàng của doanh nghiệp ngoại ít hơn nhưng tổng doanh thu lại lớn hơn nhiều so với doanh nghiệp nội.
Các nước có rào bảo vệ
Rất nhiều lần trả lời báo chí, ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) nhấn mạnh đến việc hội nhập là tất yếu khi Việt Nam tham gia nhiều các hiệp định thương mại tự do, trong đó có cả những hiệp định chất lượng cao. Vì vậy, việc mở cửa thị trường là không thể tránh khỏi.
Không phủ nhận điều này nhưng ông Nguyễn Thành Nhân vẫn cho rằng, Chính phủ, chính quyền địa phương cần có chính sách hỗ trợ để tạo động lực phát triển, giúp doanh nghiệp bán lẻ trong nước tăng khả năng cạnh tranh, cụ thể là cần những hàng rào kỹ thuật trong lĩnh vực này.
Ông Nhân dẫn chứng, tại Ấn Độ, bất kỳ nhà bán lẻ ngoại muốn vào thị trường đều phải tuân thủ loạt “hàng rào” như thông qua hình thức liên doanh với doanh nghiệp bán lẻ nội với tỷ lệ tối đa 51%; trong tổng doanh thu bán hàng phải có 30% là sản phẩm của các nhà sản xuất nhỏ và vừa. Malaysia cũng áp dụng tương tự nhưng tỷ lệ trong liên doanh tới 70%.
“Chúng ta phải cân đối cả hàng hóa ngoại và thúc đẩy tiêu thụ nội địa để tạo động lực phát triển, giữ vững được sự ổn định thị trường. Bởi nhà bán lẻ nội địa là nơi tiêu thụ hàng hóa nội địa tốt nhất. Đây cũng là việc các nước đều làm”, ông Nhân nhấn mạnh.
Cùng quan điểm trên, bà Loan bổ sung thêm, rào cản hợp lý mà chúng ta có được để bảo vệ các nhà bán lẻ nội non trẻ bao gồm việc kiểm tra yêu cầu kinh tế và danh mục nhà bán lẻ nước ngoài.
“Tham gia các hiệp định thương mại, Việt Nam sẽ phải xóa bỏ các rào cản đối với nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, những rào cản này không phải bỏ ngay từ bây giờ, mà phải có lộ trình. Ví dụ như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã ký nhưng phải được phê chuẩn và có hiệu lực. Sau khi có hiệu lực thì chúng ta cũng còn thời hạn nhất định mới dỡ bở rào cản. Vì thế, trong cuộc đua cam go này các địa phương cần ý thức để bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp nội địa”, bà Loan nói.