- Ủa,ểuđngnghĩaXhộihagiodụlịch thi đấu bong da ông Tư, ông có nghe cháu ông nói đóng góp hỗ trợ tự nguyện vụ sắm ti vi, máy lạnh gì không?
- Chưa có nghe gì ráo trọi, bữa hổm thằng Út Đẹt đi họp phụ huynh, tui không có đi nên không rõ, để chút tui điện hỏi nó xem sao.
- Đầu năm học mới, năm nào cũng có dư luận mấy chuyện đóng góp mua cái này, mua cái kia cho lớp, cho trường, thấy hơi ngán.
- Đóng góp ít đỉnh cho con cháu mình có môi trường học tập tốt hơn thì đáng gì đâu.
- Nói vậy, nếu phát động thì ông sẽ đóng góp phải không?
- Trường lớp phát động hay ai?
- Trường, lớp nào mà đứng ra phát động, ông đó giờ chắc không có đi họp phụ huynh hay sao vậy trời, hỏi ngớ ngẩn.
- Bà hay ghê, lâu lắm rồi tui đâu có đi họp phụ huynh, phụ mẫu gì đâu, thằng con tui nó đi hết rồi, khỏe ghê.
- Hèn chi tui nói ông có biết gì đâu.
- Vậy bà cứ khai sáng, chia sẻ cho tui nghe đi, đặng tui không còn mù thông tin nữa.
- Bây giờ mấy vụ vận động xã hội hóa ở trường, ở lớp do hội phụ huynh hay có chỗ gọi là ban đại diện cha mẹ học sinh vận động hết trơn.
- Vậy hội, ban này vai trò lớn lắm nha.
- Nhiều người có ý kiến hội phụ huynh này lập ra với mục tiêu tốt đẹp, mong muốn đây là cầu nối giữa nhà trường và cha mẹ học sinh, cùng chăm lo tốt cho giáo dục, nhưng bây giờ xuân thu nhị kỳ, họp được đầu năm, cuối năm gì đó chỉ lên nói thu chi, đóng góp khoản này khoản nọ thôi.
- Bà có nói sai không đó, gì xuân thu nhị kỳ, tui thấy họp 3, 4 lần trong năm lận mà.
- Tui nói hình tượng cho có vần vè vậy mà.
- Nếu lập ra hội phụ huynh chỉ để nói mấy chuyện đóng góp, thu khoản này, đóng khoản kia thì đúng là hơi phản cảm, không thể tránh khỏi dư luận đâu.
- Đúng là vậy. Thêm cái nữa, nói là phát động đóng góp trên tinh thần tự nguyện, ai có nhiều góp nhiều, ai ít góp ít, không có không góp, nhưng thực tế không góp sao mà được.
- Bà nói đúng, có nhiều đóng góp nói tùy tâm nhưng nếu không góp sẽ có lời ra tiếng vào, rồi làm khổ con cháu mình, sợ tụi nó bị phân biệt đối xử.
- Mới đây, có câu chuyện liên quan giáo viên xin hỗ trợ mua laptop mấy triệu đồng và giáo viên này còn chia sẻ trên báo chí: “Nghĩ đó là xã hội hóa giáo dục”, khiến rất nhiều người không hài lòng, cho rằng lâu nay rất nhiều người đã hiểu quá sai lệch, làm méo mó những ý nghĩa tốt đẹp của xã hội hóa giáo dục.
- Nếu nhiều nơi, nhiều đơn vị cá nhân vẫn còn quan niệm xã hội hóa chỉ là thu tiền hoặc cố tình lợi dụng xã hội hóa để gây ra tình trạng lạm thu, thì định nghĩa xã hội hóa giáo dục đang bị hiểu sai.
- Tui đọc bà nghe, theo định nghĩa, xã hội hóa giáo dục là huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục; đây là việc thực hiện mối liên hệ phổ biến giữa hoạt động giáo dục và cộng đồng xã hội, duy trì sự cân bằng giữa hoạt động giáo dục và xã hội...
- Thực tế cho thấy báo chí nhiều năm qua đều có phản ánh, tình trạng lạm thu kêu mãi bao năm qua vẫn không thể dẹp được. Những cuộc vận động “tự nguyện” cứ thế âm thầm được triển khai, từ việc mua tivi, máy điều hòa, máy chiếu, máy in… đến xây nhà để xe hay hành lang, mua cây cảnh trang trí. Thậm chí, có nơi còn “xã hội hóa” cả việc mua quà, tổ chức các hoạt động khác cho trường, cho lớp nữa.
- Ủa vậy rồi khi có dư luận phản ánh thì sao?
- Nếu có phản ánh thì tất nhiên đều do... hội phụ huynh hoặc ban đại diện cha mẹ học sinh vận động, trách nhiệm thuộc về hội, ban này, chứ đâu do ai khác, vì hội, ban này đứng ra vận động, trường lớp không có lỗi.
- Ở đời, làm nghề gì cũng cần lòng tự trọng, sự thận trọng. Với nghề dạy học, điều ấy càng cần hơn gấp nhiều lần.
- Chỉ mong xã hội hóa giáo dục phải được hiểu một cách đúng nghĩa, đừng để năm học nào cũng có dư luận xã hội hóa nhưng không phải xã hội hóa...
BÀ TÁM, ÔNG TƯ