当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【xem kết quả bóng đá ngoại hạng anh hôm nay】Bứt phá ngoạn mục từ chất lượng đội ngũ giảng viên

Đội ngũ giảng viên Trường Chính trị hiện nay đã được nâng cao cả về số lượng và chất lượng. Chủ động,ứtphngoạnmụctừchấtlượngđộingũgiảxem kết quả bóng đá ngoại hạng anh hôm nay trách nhiệm, tự học, tự rèn, đổi mới, sáng tạo, mỗi cán bộ quản lý, giảng viên trường đã vượt khó bứt phá. Không chỉ đảm bảo đạt tiêu chí về đội ngũ viên chức, giảng viên theo Quy định số 11 của Ban Bí thư về trường chính trị chuẩn mức 1 mà hiện nay có đến 5 chỉ tiêu vượt chuẩn.

Khen thưởng của Ban Giám hiệu Trường dịp chào cờ đầu tháng.

Chủ động, trách nhiệm, tự học tự rèn

Công tác tại Trường từ hơn 10 năm, cô Trần Lê Diệu Tiên, Giảng viên chính, Phòng Quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học, luôn nỗ lực học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

“Trường luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất để giảng viên học tập, bồi dưỡng chuyên môn. Năm 2014, về công tác tại trường, cũng năm đó tôi được tạo điều kiện tham gia học lớp thạc sĩ. Hiện nay, tôi không chỉ nâng chuẩn về trình độ chuyên môn, mà đã hoàn thành xong lớp cao cấp lý luận chính trị, hoàn thành lớp bồi dưỡng kiến thức kinh điển Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh... Nhờ đó, giúp tôi tự tin hơn giảng dạy”, cô Tiên chia sẻ.

Trước khi thực hiện Đề án 02 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Phát triển Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035”, qua tự rà soát, đánh giá, Trường chỉ đạt và tiệm cận đạt 27/55 chỉ tiêu (đạt 19 chỉ tiêu, tiệm cận đạt 8 chỉ tiêu) theo Quy định 11.

Sau đó, Trường xác định nâng chất lượng đội ngũ viên chức, giảng viên sẽ là một trong những bệ phóng vững chắc để sớm hoàn thành quá trình xây dựng đạt chuẩn mức 1.

Chủ động, trách nhiệm, phát huy tối đa nội lực, tận dụng ngoại lực hiệu quả, mỗi cán bộ, giảng viên Trường đã hoàn thành đạt và vượt chỉ tiêu.

Theo Quy định 11, chỉ tiêu đội ngũ giảng viên (giảng viên cơ hữu và giảng viên kiêm nhiệm) chiếm tỷ lệ ít nhất 75% tổng số viên chức, Trường đã có 31/40 viên chức là giảng viên (18 giảng viên cơ hữu, 13 giảng viên kiêm nhiệm), đạt 77,5%, vượt 2,5%.

Chỉ tiêu ít nhất 90% giảng viên có trình độ chuyên môn từ thạc sĩ trở lên phù hợp với chuyên môn giảng dạy, Trường có 31/31 giảng viên có trình độ chuyên môn từ thạc sĩ trở lên phù hợp với chuyên môn giảng dạy, đạt 100%.

Chỉ tiêu ít nhất 80% giảng viên có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức kinh điển Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Trường có 31/31 giảng viên có chứng chỉ, vượt 20%. Trường có 26/31 giảng viên giữ ngạch giảng viên chính hoặc tương đương trở lên, đạt tỷ lệ 83,87%, vượt gần 24%.

Chỉ tiêu giảng viên sau 7 năm giảng dạy tại Trường có trình độ cao cấp lý luận chính trị hoặc tương đương, Trường có 31/31 giảng viên có trình độ cao cấp lý luận chính trị và tương đương…

Từ năm 2022 đến nay, Trường triển khai hiệu quả mô hình: “Mỗi chi bộ ít nhất một nghiên cứu sinh”, đến nay Trường có 2 tiến sĩ, 33 thạc sĩ (7 viên chức đang nghiên cứu sinh) và 5 trình độ đại học…

Hoàn thành và vượt tiêu chí về đội ngũ viên chức, giảng viên góp phần giúp Trường đạt 55/55 chỉ tiêu trong 6 nhóm tiêu chí theo Quy định 11 về trường chính trị chuẩn mức 1 (có 10 chỉ tiêu vượt).

Đổi mới, sáng tạo về chất lượng đào tạo, bồi dưỡng

Để bài giảng lý luận hấp dẫn, tránh “khô khan, nhàm chán”, từng giảng viên Trường không dừng lại ở lý thuyết mà còn tích cực vận dụng, cập nhật các văn bản mới, vấn đề thời sự đang diễn ra... vào tiết dạy.

Cô Nguyễn Thị Hoàng Minh, giảng viên Khoa Nhà nước và Pháp luật, có nhiều đổi mới, tăng hàm lượng kiến thức thực tiễn vào giảng dạy, nhờ đó giúp cô mang về danh hiệu “Giảng viên dạy Xuất sắc” tại Hội thi “Giảng viên dạy giỏi toàn quốc các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2023”.

Tham gia các hội thi và đạt thành tích cao không chỉ giúp bản thân giảng viên nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng mà còn giúp nâng cao uy tín, vị thế của Trường với các trường bạn trong cả nước. Từ năm 2020 đến nay, Trường có 100% giảng viên được công nhận giảng viên dạy giỏi cấp trường, có 2 giảng viên dạy giỏi toàn quốc, 2 giảng viên đạt danh hiệu giảng viên dạy xuất sắc toàn quốc.

Thực hiện chỉ đạo của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về đổi mới phương pháp dạy học, lấy người học làm trung tâm, gắn lý luận với thực tiễn, thời gian qua, Trường Chính trị đã đổi mới, sáng tạo xây dựng nhiều mô hình hay trong dạy và học.

Nổi bật là mô hình “Dạy thực chất - Học thực chất - Kết quả thực chất” vào năm 2022. Từ hiệu quả mang lại, năm 2023, Trường đã nâng lên thành mô hình “Dạy đổi mới - Học tích cực - Kết quả tiến bộ”. Triển khai mô hình này vừa đảm bảo chỉ đạo của Học viện vừa gắn với phương châm “Hình thức tập trung, nội dung thiết thực, hành động quyết liệt, hiệu quả thực chất” của tỉnh.

Bên cạnh đó, Đảng ủy, Ban Giám hiệu trường luôn theo sát, chỉ đạo, đôn đốc trong bổ sung, cập nhật giáo án, thông qua giáo án bài giảng trước khi xuống lớp, tăng cường hoạt động thao giảng dự giờ. Ngoài ra, việc đổi mới trong ra đề thi hết phần học, thi tốt nghiệp đối với các lớp trung cấp lý luận chính trị với yêu cầu nâng tính vận dụng vào thực tiễn cũng được thực hiện chặt chẽ, bài bản, khoa học.

Trường cũng tổ chức nhiều hội thảo, tọa đàm, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học trong và ngoài trường… Hoạt động khoa học không dừng ở nghiên cứu lý thuyết thuần túy và phục vụ giảng dạy, mà được mở rộng phạm vi, hướng đến giảng viên hỗ trợ giải quyết những vấn đề đã, đang đặt ra từ thực tiễn địa phương, cơ sở.

Tiến sĩ Huỳnh Thanh Hiếu, Phó Hiệu trưởng, cho biết: “Mỗi giảng viên đều luôn chủ động, nỗ lực trau dồi kiến thức chuyên môn, đổi mới phương pháp giảng dạy, gắn lý thuyết với thực tiễn, chọn lọc đưa dẫn chứng vào từng bài giảng, đề thi hết môn, khóa luận tốt nghiệp, báo cáo nghiên cứu thực tế… một cách phù hợp, phản ánh sinh động đời sống chính trị, kinh tế, xã hội, có tính thuyết phục người học rất cao. Nhiều viên chức, giảng viên Trường đã mang về thành tích cao từ các cuộc thi, hội thi, công trình nghiên cứu khoa học. Đây là một trong những dấu ấn nổi bật của Trường trong nỗ lực xây dựng trường chính trị chuẩn mức 1 thời gian qua”.

Lý luận gắn thực tiễn - Sinh kế bền vững

Với mô hình “Lý luận gắn thực tiễn - Sinh kế bền vững”, Trường đề ra nội dung trên bục giảng, học viên được nghe giảng lý luận theo chương trình, được tham gia thảo luận, đóng vai xử lý tình huống; được tổ chức thi theo hình thức vấn đáp; được nghiên cứu thực tế mô hình điển hình và tham gia hoạt động thực tiễn tại địa phương.

Cuối khóa học, học viên đạt loại giỏi, xuất sắc phải có sản phẩm ứng dụng trong thực tiễn, khóa luận tốt nghiệp được học viên đăng ký thành sáng kiến, kinh nghiệm ở các cơ quan, đơn vị công tác.

Để hỗ trợ học viên viết khóa luận chất lượng, Trường chọn cử giảng viên hỗ trợ, hướng dẫn học viên khai thác, viết khóa luận hướng vào vận dụng hiệu quả lý thuyết học tập vào thực tiễn công tác... Sau 3 năm áp dụng, mô hình đã góp phần nâng cao năng lực giảng viên và cả học viên.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Lý luận mà không có liên hệ thực tiễn là lý luận suông”, “Thực tiễn không có lý luận dẫn đường thì thành thực tiễn mù quáng”; thấm nhuần lời dạy của Bác, mỗi viên chức, giảng viên Trường đã và đang nỗ lực phát huy tối đa vị trí, vai trò là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học lý luận chính trị của tỉnh, là đơn vị trước tiên chịu trách nhiệm và đảm bảo chất lượng “đầu ra” của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của tỉnh, trong đó đội ngũ giảng viên là hạt nhân đảm trách nhiệm vụ quan trọng này.

Từ năm 2020-2024, trường mở được 158 lớp đào tạo, bồi dưỡng với hơn 10.830 lượt học viên, qua đánh giá, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đều đạt từ loại khá trở lên, trong đó trên 80% tốt.

 

CAO OANH

分享到: