【trận đấu đội tuyển bóng đá quốc gia luxembourg】Quản lý thực phẩm nhập khẩu: Tăng hậu kiểm, giảm tiền kiểm
Tăng hậu kiểm, đề xuất tăng mức xử phạt
Theo ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, sau hơn một tháng thực hiện Nghị định 15, ghi nhận ý kiến của nhiều DN cho thấy những điểm mới trong Nghị định đã tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho DN.
Lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm thông tin thêm, hiện còn khó khăn, vướng mắc do một số địa phương chưa có văn bản yêu cầu các cơ quan chuyên môn tiếp nhận hồ sơ tự công bố của DN.
“Tại một số địa phương việc tiếp nhận hồ sơ tự công bố của DN vẫn do Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tiến hành, song nhiệm vụ này vẫn chưa chính thức, sau này nếu UBND tỉnh lại giao cho cơ quan khác tiếp nhận sẽ gây khó cho DN”, ông Nguyễn Thanh Phong nói.
Trước thắc mắc của nhiều DN khi nộp hồ sơ tự công bố đến cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan quản lý Nhà nước có cần phải có xác nhận đã tiếp nhận hồ sơ của DN, lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm khẳng định: DN chỉ cần nộp hồ sơ tự công bố đến cơ quan quản lý được phân công, và ngay sau đó có thể tự tiến hành sản xuất kinh doanh, việc tiếp nhận hồ sơ là trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước. DN chỉ cần giữ lại hồ sơ và có thông tin ngày, giờ chuyển hồ sơ để làm căn cứ cho công tác hậu kiểm của cơ quan liên quan sau này.
Cũng theo Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, DN không phải muốn thế nào thì công bố như vậy. Theo quy định việc công bố các chỉ tiêu, hàm lượng dinh dưỡng phải căn cứ vào các quy chuẩn mà Bộ Y tế đã công bố trước đó, nếu vi phạm, công bố quá thấp hoặc quá cao, DN sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm, bị xử lý, bị thu hồi sản phẩm, ngừng sản xuất, bồi thường thiệt hại nếu có...
Điểm thuận lợi mà DN khá vui mừng khi thực hiện Nghị định 15, theo ông Phong, đó là việc mở rộng diện các DN không cần phải có giấy xác nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cũng như mở rộng đối tượng, các cơ sở được miễn cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Theo đó, các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ, các cơ sở sơ chế sản phẩm ban đầu, các nhà hàng, cửa hàng ăn uống… sẽ không phải xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm mà được quyền tự công bố và chịu trách nhiệm.
Trước những thuận lợi nêu trên, nhiều ý kiến của phóng viên cho rằng, với việc chuyển phương thức từ tiền kiểm cộng với hậu kiểm như thời gian trước, sang chỉ tập trung vào hậu kiểm, liệu có tạo ra kẽ hở trong công tác kiểm soát an toàn thực phẩm? Lý giải điều này, ông Nguyễn Thanh Phong cho rằng, hiện nay Bộ Y tế sẽ tập trung mọi nguồn lực cho công tác hậu kiểm.
Theo đó, nếu như trước đây việc lấy mẫu kiểm tra mất khá nhiều thời gian thì nay việc lấy mẫu và công bố kết quả được thực hiện nhanh chóng, giảm tối đa chi phí. Bộ Y tế đang xây dựng kế hoạch kiểm tra sản phẩm NK được bán ra thị trường. Bên cạnh đó, Bộ Y tế kiến nghị việc nâng mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, nâng mức phạt để tạo tính răn đe, đảm bảo tính tuân thủ pháp luật.
Ngoài ra, Bộ Y tế kiến nghị các cơ quan liên quan thực hiện nghiêm Điều 317 của Bộ luật Hình sự về tội vi phạm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm, trong đó có mức xử phạt cao nhất lên đến 20 năm tù để tránh tối đa việc kinh doanh thực phẩm không đảm bảo chất lượng, gây hại cho sức khỏe người tiêu dung.
Giải quyết vướng mắc
Nghị định 15 của Chính phủ về an toàn thực phẩm với nhiều quy định cải cách trong quản lý, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng NK, tuy vậy theo ghi nhận của phóng viên Báo Hải quan, trong quá trình triển khai thực tế cơ quan Hải quan vẫn phát sinh vương mắc cần sớm có hướng dẫn.
Cụ thể, về quy định các trường hợp được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm NK quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 15/2018/NĐ-CP không quy định để được miễn kiểm tra an toàn thực phẩm đối với lô hàng NK, khi làm thủ tục hải quan DN phải nộp/xuất trình cho cơ quan Hải quan bản sao/bản chính “Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm”.
Do vậy, khi làm thủ tục NK, nếu cơ quan Hải quan yêu cầu DN nộp/xuất trình Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm sẽ làm phát sinh thủ tục hành chính; nếu không yêu cầu DN nộp/xuất trình Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm (không lưu Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm trong bộ hồ sơ hải quan), cơ quan Hải quan không đủ cơ sở chứng minh lô hàng đã có Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm để thuộc diện được miễn kiểm tra an toàn thực phẩm NK.
Lý giải về việc này, ông Nguyễn Thanh Phong cho rằng, Điều 13 Nghị định 15 đã mở rộng đối tượng được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu (9 điểm), chỉ trừ các trường hợp có cảnh báo về an toàn thực phẩm. Hiện sản phẩm được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm (trước đây là Giấy Chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy và có thời hạn) không có thời hạn, lưu hành trong suốt vòng đời của sản phẩm.
Bên cạnh đó, Nghị định quy định miễn kiểm tra đối với sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, NK chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước mà phải thực hiện đúng cam kết nguyên liệu phục vụ sản xuất ra sản phẩm. Tuy nhiên, DN không được quyền bán nguyên liệu ra thị trường.
Ngoài ra, theo ông Phong, với bản tự công bố, DN có thể mang bản tự công bố phô tô bởi Nghị định không yêu cầu bản chính.
Cũng theo phản ánh của cơ quan Hải quan, cơ quan này đang gặp khó khi triển khai quy định áp dụng phương thức kiểm tra giảm tại Nghị định 15. Cụ thể, tại Điều 16, 18, 19 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định phương thức kiểm tra giảm áp dụng tối đa 5% trên tổng số lô hàng NK trong vòng 1 năm do cơ quan Hải quan lựa chọn ngẫu nhiên và thực hiện kiểm tra hồ sơ. Quy định này hiện chưa thể thực hiện được do thiếu cơ sở dữ liệu, quy định giấy tờ phải nộp chưa cụ thể...
Chẳng hạn, theo đại diện Cục Giám sát quản lý về hải quan, Tổng cục Hải quan, để xác định được số lượng 5% tổng số lô hàng áp dụng phương thức kiểm tra giảm cần có dữ liệu thống kê về tổng số lô hàng NK trong vòng một năm tính từ ngày Nghị định 15/2018/NĐ-CP có hiệu lực (từ ngày 2/2/2018), hay từ khi DN mở tờ khai NK hàng hóa. Đối với các lô hàng NK, để được áp dụng phương thức kiểm tra giảm phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 17.
“Tuy nhiên, cơ quan Hải quan chưa được Bộ Y tế cung cấp thông tin dữ liệu về các lô hàng đáp ứng được các điều kiện này. Trường hợp DN được phân luồng xanh thì DN nộp hồ sơ giảm thế nào (vì luồng xanh không yêu cầu DN nộp hồ sơ)”, đại diện Cục Giám sát quản lý về hải quan nêu.
Trước những băn khoăn nêu trên, lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm cho rằng, phương pháp kiểm tra giảm, chỉ kiểm tra không qua 5% hồ sơ của DN là tạo thuận lợi tối đa cho DN, điều đó đồng nghĩa là cơ quan quản lý Nhà nước vẫn phải chấp nhận một tỉ lệ rủi ro nhất định. “Cơ quan Hải quan có thể lấy ngẫu nhiên bất kỳ hồ sơ nào của DN, nhưng tỉ lệ không vượt quá 5%, tức là có thể 1%, tùy theo điều kiện. Vấn đề mấu chốt là tăng cường công tác hậu kiểm để xử lý vi phạm nếu có”, ông Phong nói.
相关文章
- Ông Đoàn Thái Sơn - Giám đốc Vietcombank Long An (bìa phải), trao bảng tượng trưng hỗ trợ kinh phí c2025-01-25
Những người đưa chính sách dân số đến tận nhà dân
Cộng tác viên dân số là cánh tay nối dài và đắc lực c2025-01-252 doanh nghiệp nợ lương và tiền vật tư hơn 15,5 tỉ đồng
(HG) - Theo báo cáo của UBND huyện Châu Thành, hiện địa phương đã2025-01-25Đã khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế trên 166 triệu lượt người
(HG) - Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, trong năm qua, tổng số thu BH2025-01-25Người Việt xếp hàng chờ mua iPhone 6S và 6S Plus tại Mỹ
Theo trang tin công nghệ CNET, có 6 người Việt Nam sinh sống gần San Francisco đã “cắm trại&rd2025-01-25Tặng nhiều phần quà Tết Trung thu cho trẻ em
(HG) - Đoàn Khối các cơ quan tỉnh vừa phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và2025-01-25
最新评论