【ca kia .tv】Sạt lở diễn biến khó lường

Từ đầu năm đến nay,ạtlởdiễnbiếnkhlườca kia .tv các vụ sạt lở đất liên tục xảy ra trên địa bàn các huyện đầu nguồn Châu Thành và Châu Thành A, gây thiệt hại đáng kể về tài sản, ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân. Trong khi đó, ngành chuyên môn nhận định, sạt lở đất bờ sông sẽ còn diễn biến phức tạp, khó lường hơn khi Hậu Giang chính thức bước vào mùa mưa bão.

Theo ngành chuyên môn tỉnh, nguy cơ sạt lở sẽ còn diễn biến khó lường khi Hậu Giang chính thức bước vào mùa mưa bão.

Với những hộ dân sinh sống dọc theo sông Ba Láng, xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A, thì sạt lở đất đã trở thành nỗi ám ảnh mấy năm nay. Chỉ tính riêng ở thời điểm đầu tháng 5 này, một vụ sạt lở đất nghiêm trọng lại xảy ra bên bờ sông Ba Láng, đoạn thuộc ấp Thạnh Lợi, xã Tân Phú Thạnh. Tuy không gây thiệt hại về người nhưng đã làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động lưu thông của người dân địa phương. Bởi đoạn đường nông thôn dài khoảng 45m đã bị nhấn chìm xuống dòng sông Ba Láng. Ngoài ra, phần hàng rào kiên cố bằng bê tông cốt thép và toàn bộ cây trồng của 2 hộ dân nơi đây bị sạt ra xa khoảng 5m.

Ông Đoàn Thanh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Phú Thạnh, cho hay: “Nền đất tại sông Ba Láng yếu, cộng thêm dòng chảy của sông mạnh nên tình trạng sạt lở vào mùa mưa hàng năm thường diễn biến phức tạp. Hiện, chính quyền địa phương đã cắm biển cảnh báo tại những điểm có nguy cơ sạt lở cao, đồng thời cho rào chắn, cảnh báo các phương tiện, cũng như mở đường vòng để người dân đi lại, tránh rủi ro tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra. Mặt khác, tuyên truyền, khuyến cáo người dân sống dọc bờ sông đóng cọc, kè mé để hạn chế ảnh hưởng của dòng chảy”.

Theo ghi nhận của ngành chuyên môn, hiện ven tuyến sông Ba Láng còn nhiều đoạn có nguy cơ sạt lở cao, ước tính tổng chiều dài khoảng 700m, chủ yếu thuộc địa bàn các ấp Thạnh Lợi và Tân Thạnh Tây, xã Tân Phú Thạnh. Ông Lê Văn Ba, ở ấp Tân Thạnh Tây, lo lắng: “Bây giờ, tôi không biết tính sao, đoạn sạt lở hồi năm rồi chưa gia cố xong lại sụp tiếp đoạn phía trước nhà tôi. Đáng ngại là gần đây, trước sân xuất hiện thêm nhiều vết răn nứt chạy dài. Tôi lo thời gian tới  sẽ lở sâu vào trong, ảnh hưởng đến sân và phần nhà tạm, nguy hiểm khôn lường”.

Cũng theo ngành chuyên môn tỉnh, trong những năm gần đây, các dòng sông của Hậu Giang lấy nước từ sông Hậu vào, lượng phù sa ít dần. Điển hình là một số tuyến sông, kênh lớn ở thị xã Ngã Bảy và huyện Châu Thành, khi khảo sát lượng phù sa dưới lòng sông không còn như trước, dẫn đến tình trạng sạt lở, sụp lún nền đất. Tại huyện Châu Thành, chỉ tính từ đầu năm đến nay, đã có 6 điểm sạt lở đất, với tổng chiều dài 154m, diện tích mất đất 1.072m2. Ước tính tổng thiệt hại trên 183 triệu đồng. Thế nhưng, theo thống kê sơ bộ của ngành nông nghiệp huyện, trên địa bàn Châu Thành hiện còn đến 22 điểm có nguy cơ sạt lở cao.

Trước tình hình đó, ông Nguyễn Văn Kiệt, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành, cho rằng: “Đối với nhà ở ven sông, đơn vị sẽ phối hợp với chính quyền địa phương tiếp tục vận động và hỗ trợ di dời cho người dân theo quy định. Về lâu dài, chúng tôi giao địa phương quản lý và không cho xây dựng nhà ở ven sông. Ngoài ra, ngành chức năng sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân tận dụng những vật liệu có sẵn ở địa phương như cây tràm hay các cây gỗ cứng để gia cố, kè mé, góp phần chống xói mòn, hạn chế tình trạng sạt lở, sụp lún đất ven bờ”.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, thời gian tới, đơn vị sẽ phối hợp với một số sở, ngành liên quan tiến hành khảo sát lại một số dòng sông, tuyến kênh lớn trên địa bàn Hậu Giang như Ba Láng, Mái Dầm, Cái Côn, Xà No. Trên cơ sở đó, có đánh giá sơ bộ về mức độ biến đổi dòng chảy và có khuyến cáo đối với các công trình xây dựng ven sông. Bên cạnh đó, phối hợp cùng với Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn tỉnh nghiên cứu xây dựng một số trụ cảnh báo, theo dõi độ lún, nguy cơ sạt lở, mực nước để có cảnh báo sớm cho người dân.

“Tới đây, ngành nông nghiệp tỉnh sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành thực hiện một số phần việc ứng phó cụ thể. Chẳng hạn như vận động di dời dân trong vùng có nguy cơ sạt lở đến khu vực an toàn, vận động người dân gia cố, kè mé bằng vật liệu sẵn có tại địa phương. Hiện ở những khu vực nông thôn, ít dân cư, chúng tôi đã triển khai thí điểm một số loại kè khá rẻ tiền, kể cả các mô hình như trồng cây chống sạt lở và sẽ sớm có đánh giá lại hiệu quả của các mô hình này”, ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hậu Giang, thông tin.

Thống kê từ Chi cục Thủy lợi tỉnh, từ đầu năm đến nay trên địa bàn Hậu Giang xảy ra 11 điểm sạt lở đất, giảm 3 vụ so với cùng kỳ. Trong đó, huyện Châu Thành là 6 điểm; Phụng Hiệp là 2 điểm, thị xã Ngã Bảy là 1 điểm, Châu Thành A là 2 điểm. Tổng chiều dài sạt lở 289m, diện tích mất đất bờ sông 1.829m2. Ước thiệt hại hơn 2,5 tỉ đồng.

 

Bài, ảnh: KỲ ANH

La liga
上一篇:Huyện, xã tại TP.HCM phải trình phương án sắp sếp trước ngày 25/8
下一篇:Bàn tay chai sạn của cha mẹ và ước mơ nghệ thuật của con