TheườngtrựcChínhphủthốngnhấtphânbổvốnngânsáchtrunghạinter vs atalantao báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kế hoạch đầu tư công trung hạn bám sát thực hiện các quan điểm, mục tiêu đột phá và nhiệm vụ, giải pháp trong Chiến lược 10 năm và Phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm tới đã được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII thông qua.
Qua đó thực hiện hiệu quả cơ cấu đầu tư công, ngân sách Trung ương giữ vai trò chủ đạo, vốn ngân sách Nhà nước thực sự là vốn mồi, thu hút tối đa vốn từ các thành phần kinh tế khác, tăng cường kỷ luật kỷ cương đầu tư công, không bố trí vốn vào các dự án mà thành phần kinh tế khác có thể đầu tư…
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về phân bổ vốn đầu tư công trung hạn. Ảnh: VGP/Quang Hiếu |
Sau khi nghe các thành viên dự họp phát biểu ý kiến, kết luận cuộc họp, Thủ tướng nêu rõ, kế hoạch vốn đầu tư trung hạn giai đoạn 2021-2025 có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển đất nước, mang tính toàn diện cả kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh.
Nêu rõ nguồn vốn đầu tư trung hạn này mới chỉ nằm trong khả năng ngân sách nhà nước cân đối được, Thủ tướng đề các bộ, ngành, địa phương huy động thêm nguồn lực khác để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thông qua vay ODA, hợp tác công-tư, vốn ngân sách địa phương…
Thủ tướng yêu cầu việc phân bổ vốn trung hạn phải tập trung vào những hạ tầng quan trọng, then chốt, là “cú hích” phát triển kinh tế-xã hội đất nước, mở đầu cho giai đoạn 5 năm tới như đường ven biển; đường vành đai các trung tâm kinh tế và đô thị lớn; các cao tốc khu vực; hạ tầng cho chuyển đổi số quốc gia, khoa học công nghệ.
Bên cạnh các dự án phát triển kinh tế thì cũng cần chú trọng các dự án lĩnh vực văn hóa xã hội, trong đó có các bệnh viện lớn. Trong phân bổ đầu tư cần cân đối giữa các vùng, miền cho hợp lý.
Ảnh: VGP/Quang Hiếu |
Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cùng Bộ Tài chính, các bộ, ngành nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến tại cuộc họp và hoàn thiện báo cáo về phương án phân bổ. Thường trực Chính phủ cơ bản thống nhất quan điểm, mục tiêu, định hướng và nguyên tắc phân bổ, trong đó, cần tiếp tục nghiên cứu bám sát tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, nhất là phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm tới; xác định mục tiêu hoàn thiện các công trình trọng điểm trong 5 năm tới, như sân bay Long Thành, đường ven biển…
Thống nhất phân bổ vốn ngân sách trung hạn trong phạm vi nguồn vốn đã báo cáo Quốc hội, trong đó tổng vốn đầu tư công giai đoạn 2021-2025 là 2,75 triệu tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương 1,38 triệu tỷ đồng, ngân sách địa phương 1,37 triệu tỷ đồng. Với nguồn lực này thì đảm bảo ngân sách Trung ương là chủ đạo. Đối với ngân sách Trung ương, thống nhất để lại nguồn dự phòng 10%.
Về ngân sách địa phương, Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính bàn để thống nhất cơ cấu nguồn giữa vốn cân đối của ngân sách địa phương, bội chi ngân sách địa phương và nguồn thu từ sử dụng đất, xổ số kiến thiết, bảo đảm nguồn và bố trí dự phòng 10%.
Trên cơ sở đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì hoàn thiện dự kiến phương án, báo cáo Thủ tướng trước 20/3 để thông báo số dự kiến kế hoạch cho các ngành, địa phương theo quy định. Các bộ, ngành địa phương xem xét lựa chọn danh mục dự án, hoàn thiện thủ tục đầu tư để xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn, không được để chậm trễ để gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ và trình các cấp có thẩm quyền.
Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải lưu ý thúc đẩy thu hút các nguồn lực đầu tư khác thay vì chỉ dựa vào nguồn vốn đầu tư công từ ngân sách.
Theo VGP
Thủ tướng: Phát triển Chính phủ điện tử là một điểm sáng nổi bật trong nhiệm kỳ
Chiều 10/3, Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử tổ chức cuộc họp sơ kết 2 năm thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban.