您现在的位置是:Empire777 > Thể thao
【kết quả bóng đá quốc gia ý】Bảo tàng văn hóa nghệ thuật Đông Dương: bản giao hưởng của ước vọng và những ẩn ức
Empire7772025-01-11 12:39:43【Thể thao】7人已围观
简介Nơi đây dù rất khiêm tốn nằm bên đường Quốc lộ 5 mới (phường Hùng Vương, quận Hồng Bàng, Hải Phòng) kết quả bóng đá quốc gia ý
Nơi đây dù rất khiêm tốn nằm bên đường Quốc lộ 5 mới (phường Hùng Vương, quận Hồng Bàng, Hải Phòng) nhưng đã có được sức hút với nhiều giới chuyên môn, các nhà khoa học và nhất là giới trẻ muốn tìm hiểu về giá trị lịch sử của đất Việt từ thủa Hồng Hoang cho đến cận đại.
Lạ thay ông chủ bảo tàng không phải là một chuyên gia khảo cổ hoặc là lịch sử mà chỉ là một doanh nhân đã bươn trải và thấm những bĩ cực của đời doanh nhân và nổi danh với danh hiệu vua cá sấu đất Bắc với tên gọi Tuấn cá sấu.
Gom nhặt để xây lâu đài văn hóa cho mai sau
Trong nhiều thập kỷ qua trong lúc bước đi giữa cuộc đời mưu sinh bằng chính bản lĩnh, cùng với sự tinh khôn trong thương trường Cao Văn Tuấn tức Tuấn cá sấu đã từng phải đổ mồ hôi sôi nước mắt để tạo dựng cơ nghiệp và có được uy tín trên thương trường nhưng điều lớn hơn là trong hành trình mưu sinh Tuấn cá sấu vẫn lặng lẽ, chắt chiu gom góp để giữ bền thú đam mê cháy bỏng của mình về những giá trị văn hóa của dân tộc Việt Nam đầy hào sảng và cũng đầy nhân văn.
Có những lúc ông đã chối bỏ những phi vụ lớn để đạp xe từ Hải Phòng lên Hà Nội để mua bằng được một cổ vật và sẵn sàng đổi chiếc xe đạp duy nhất giá trị nhất để đổi một hiện vật. Kể ra chi tiết này của Tuấn cá sấu không phải là kể khổ mà nói lên một ý chí, một khát vọng để định vị của một người đam mê và đang muốn giữ gìn lịch sử đất Việt yêu dấu. Thế rồi khi có được nhữn thành quả trong sản xuất, kinh doanh thì Tuấn cá sấu lại càng có điều kiện để lăn trải và có thêm những cổ vật vô giá trong bộ sưu tầm đồ sộ của mình. Và cho đến hôm nay bộ sưu tầm đó có trên 15.000 hiện vật với khoảng gần 3000 cổ vật quý hiếm - những tài sản vô giá không phải chỉ về giá trị thương mại mà lớn hơn tất cả là giá trị lịch sử giá trị về những nhân vật lịch sử, những thời kỳ lịch sử oai hùng của dân tộc.
Nếu như những người chỉ nghĩ cho riêng mình với khối tài sản đó thì Tuấn cá sấu ung dung sống và thụ hưởng đến đời con cháu cũng không hết. Nhưng “ gã khùng” Cao Văn Tuấn đã không làm vậy. Ông đã quyết định xây dựng một bảo tàng đúng nghĩa để nơi đó mọi người, các thế hệ được chiêm ngưỡng, chiêm nghiệm những hiện vật của những lớp thời gian, những tầng văn hóa, những lớp nguyên khí của văn hóa Việt, con người Việt, dân tộc Việt ở bảo tàng đặc thù này.
Đúng như nhà báo Nguyễn Tiến Cường (Báo Nhân Dân) nhận định: Bên cạnh các bảo tàng nghệ thuật công lập, nhiều nhà sưu tập ở nước ta cũng đang sở hữu kho tàng vô giá các tác phẩm nghệ thuật, cổ vật và tư liệu, hiện vật văn hóa nghệ thuật trong các bảo tàng ngoài công lập. Không chỉ là niềm đam mê và tình yêu, họ còn mong muốn lan tỏa, giới thiệu những bộ sưu tập đó, góp phần vào công cuộc nghiên cứu, bảo tồn nghệ thuật dân tộc, giáo dục thẩm mỹ cho công chúng. Năng động và hiệu quả, nhưng các bảo tàng nghệ thuật tư nhân cũng đang gặp không ít khó khăn trong hoạt động.
Những hy vọng…
Ông Cao Văn Tuấn đã từng bộc bạch: Thử hỏi những ai yêu văn hoá Việt, khi bạn sưu tập được một hiện vật hay các tác phẩm nghệ thuật đã tốn nhiều công sức và tiền bạc rồi. Nhưng để đưa ra trưng bày được cho công chúng xem thì còn tốn kém hơn rất nhiều lần. Như họa sỹ triển lãm tranh vậy. Trong đời họa sỹ, vẽ thì nhiều nhưng triển lãm được bao nhiêu lần? Vây kinh doanh bảo tàng ư? Không. Tôi không kinh doanh. Ở Việt Nam có trên 100 bảo tàng nhưng rất ít bảo tàng có chất lượng và lôi cuốn được công chúng. Sức hấp dẫn của các bảo tàng đối với công chúng hiện nay không tăng lên bởi vì số bảo tàng mới ra đời nhưng lại không mới và không đáp ứng nhiều lắm sự mong đợi của xã hội. Ở Mỹ, Úc, châu Âu... Cuối tuần có thể nhìn thấy hình ảnh dân chúng xếp hàng dài vào thăm bảo tàng. Nhưng ở ta thì... mơ.
Lời bộc bạch của Tuấn cá sấu, ông chủ của Bảo tàng văn hóa nghệ thuật Đông Dương là sự trăn trở của người chủ bảo tàng sau một thời gian Bảo tàng văn hóa nghệ thuật Đông Dương được chính thức khai trương và đi vào hoạt động, mở cửa đón khách sau khi được UBND thành phố Hải Phòng cho phép Bảo tàng văn hóa nghệ thuật Đông Dương được hoạt động (1/1/2023). Song đến nay, sau một khoảng thời gian hoạt động mặc dù miễn phí toàn bộ phí thăm quan và có nhiều lời mời trân trọng tới các cơ quan, tổ chức đến thăm quan bảo tàng nhưng nó vẫn còn lưa thưa khách mặc dù bảo tàng luôn rộng cửa đón chờ.
Đến với Bảo tàng văn hóa nghệ thuật Đông Dương mới thấy được nếu chưa đến đây để chiêm ngưỡng những cổ vật, những bức họa có một không hai mà Tuấn cá sấu cho trưng bầy thì thật đáng tiếc. Bởi vì để có được một hình hài của Bảo tàng văn hóa nghệ thuật Đông Dương hôm nay Cao Văn Tuấn đã phải đi nhiều nơi trong và ngoài nước gặp không ít các chuyên gia ở các lĩnh vực bảo tàng, di sản, các họa sĩ, các kiến trúc sư… để xin ý kiến tạo dựng cho không gian bảo tàng hôm nay thực sự mang được giá trị của bảo tàng logic với lịch sử đến với khách thăm quan. Đến với bảo tàng hôm nay khách thăm quan thực sự thích thú, cảm nhận trong phong cách trưng bầy theo chuyên đề, theo thời gian và phong cách tạo ánh sáng tôn vinh cho từng hiện vật tại bảo tàng: Huyền bí mà tỏa sáng, lung linh mà hiện thực...
Những hiện vật được trưng bầy tại bảo tàng được liên kết với nhau theo dòng thời gian và toát lên giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, giá trị dân chủng học sẽ lôi cuốn khách thăm quan theo từng góc được trưng bầy và không bị hẫng hụt cảm xúc. Tầng 1 của bảo tàng là không gian trưng bày chính. Du khách có thể vào các hầm kho xem “Hùng thư bảo điện” (ban thờ của người Nhật) hay những hũ nhỏ xinh đựng gia vị có từ thuở Hai Bà Trưng dựng nước được xếp tầng tầng, lớp lớp.
Chiếc trống đồng Đông Sơn tiêu biểu cho Văn hóa Đông Sơn (thế kỷ 7 TCN - thế kỷ 6 CN) của người Việt cổ với ngôi sao nhiều cánh ở giữa mặt trống tượng trưng cho thần Mặt trời vẫn còn khá nguyên vẹn. Sau khi tham quan hết khu trưng bày tại tầng 1 thì du khách sẽ được hướng dẫn lên tầng 2 để chiêm ngưỡng các hiện vật gốm, đá, đồ đồng gồm binh khí, thạp, đĩa, hũ, bình hay đồ trang sức từ văn hóa Phùng Nguyên (cách nay gần 4.000 năm) đến thời Lý, Trần, Mạc… rồi nhà Nguyễn đều được nâng niu, đánh số. Ngoài ra, bảo tàng còn lưu giữ những cổ vật đặc biệt, có giá trị lịch sử lâu đời như đôi câu đối cổ ca ngợi công ơn Đức Vương Ngô Quyền có niên đại thế kỷ 18, lư hương triều Lê trung Hưng thế kỷ 16-17) hay bộ ba pho tượng Đệ nhất thành mẫu Liễu Hạnh (Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải) - một “tứ bất tử” trong truyền thống thờ phụng của người Việt, bức tượng Phật bà quan âm thiên thủ thiên nhãn và nhiều hiện vật khác…
Đẹp như vậy, lung linh như vậy nhưng Bảo tàng văn hóa nghệ thuật Đông Dương vẫn chỉ là “nàng tiên ngủ trong rừng” chưa được đánh thức để lan tỏa. Điều cần nói ở đây là để Bảo tàng văn hóa nghệ thuật Đông Dương cần một sự trợ lực thực chất từ các chủ trương của nhà nước và những nguồn lực hợp lý mới để bảo tàng ngày càng lan tỏa và có ích cho cộng đồng đúng như nhà sử học Dương Trung Quốc - Phó chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học lịch sử Việt Nam đã nhận định: Thông thường, chủ sở hữu các bảo tàng nghệ thuật tư nhân là những người có khả năng về tài chính, bên cạnh niềm đam mê và như một thú chơi thì họ không có nhiều kiến thức chuyên môn về bảo tàng, không phải người làm bảo tàng chuyên nghiệp. Bởi vậy để lan tỏa về giá trị hữu dụng của Bảo tàng văn hóa nghệ thuật Đông Dương cần có những hỗ trợ phù hợp kịp thời. Nếu không Bảo tàng văn hóa nghệ thuật Đông Dương sẽ mòn dần theo thời gian.
Còn chủ nhân của bảo tàng - ông Cao Văn Tuấn khẳng định: Tôi muốn lưu giữ những giá trị văn hoá bằng trí tuệ thực sự của họ trong lao động, dĩ nhiên cả sự tử tế... Mà sự tử tế thì không để trưng bày vào bảo tàng. Tôi muốn nó lan tỏa. Đó là lý do chính tôi thành lập: Bảo tàng Văn hóa - Nghệ thuật Đông Dương. Và, dường như Bảo tàng văn hóa nghệ thuật Đông Dương là một bản giao hưởng của những ước vọng và những ẩn ức với những cung bậc đầy nhân sinh, nhân văn để bừng lên những thanh âm của chính chủ nhân của nó với Bảo tàng văn hóa nghệ thuật Đông Dương.
Những mong mỏi cháy bỏng của ông Cao Văn Tuấn vẫn còn những khắc khoải mỗi khi bảo tàng mở cửa mỗi sáng và chầm chậm tĩnh lặng lúc hoàng hôn./.
很赞哦!(8)
相关文章
- Một chủ tịch huyện ở Thừa Thiên Huế vi phạm nồng độ cồn
- Phối đồ đơn giản với áo phông nam
- 'Nghệ sĩ Nguyễn Phan Mạnh Duy qua đời trên đường đến viện vì suy hô hấp'
- Trực tiếp chung kết Miss Grand International 2024
- Viettel tri ân khách hàng dịp Tết Ất Tỵ với loạt ưu đãi xuyên Tết
- Lý do vợ chồng Chi Bảo không nhận quà trong tiệc đầy tháng con gái
- Khả Ngân nhập viện cấp cứu
- Sao Hàn 27/10: Mỹ nhân phim 'Cuộc chiến kim tiền' qua đời
- Không được iOS 11 hỗ trợ, iPhone 5 sẽ sớm bị Apple khai tử?
- Cách chọn giày cao gót chuẩn cho phái đẹp
热门文章
站长推荐
Hà Nội tặng 2 tỷ đồng cho đội tuyển bóng đá nam Việt Nam
Tự Long nhắn Bằng Kiều: Ở đời không ai hoàn hảo, chúng ta đều có ký ức buồn
Nghệ sĩ nào được mệnh danh là 'phú bà' của Chị đẹp mùa 2?
Trực tiếp chung kết Miss Grand International 2024
Điều tra nhóm mô tô phân khối lớn chạy ngược chiều ở phà Cát Lái
Những loại thực phẩm ngăn tóc bạc sớm?
Mốt trang điểm 'nàng tiên mận đường' là gì?
Mẫu áo không hở quá nhiều, lại đa dạng trong cách mix match
友情链接
- Cách làm TikTok Duet
- Canh tác nông nghiệp thuận lợi với ‘túi khôn’ 4.0
- Apple ra mắt 3 tai nghe Airpods chỉ trong một ngày
- Bắc Kạn: Đẩy mạnh tuyên truyền để chuyển đổi số đi vào thực tiễn
- Hai công ty bị xử lý liên quan đến phát tán tin nhắn rác, cuộc gọi rác
- Hãng Trung Quốc ra mắt điện thoại gập ba, mỏng hơn cả Samsung Galaxy Z Fold 6
- OpenAI tiếp cận hơn 1 triệu người dùng doanh nghiệp trả phí
- Samsung đưa tính năng Circle to Search vào hàng triệu thiết bị Galaxy
- Các nhà mạng khắc phục sự cố sau siêu bão Yagi
- 20% người dùng Internet Việt Nam đối mặt với sự cố an ninh mạng