游客发表
发帖时间:2025-01-11 01:30:26
Lên chùa học chữ Khmer
Cũng giống như rất nhiều ngôi chùa của người Khmer ở các vùng khác,ữgigravenvăkết quả giải vô địch châu âu vào dịp hè, chùa Sóc Lớn ở xã Lộc Khánh (huyện Lộc Ninh) luôn rộn ràng, tấp nập người dân đến học chữ Khmer. Có lớp dành cho các sư trong chùa, cũng có lớp dành cho học sinh và một lớp tổ chức buổi tối dành cho nhóm người cao tuổi. Chùa vừa là nơi dạy chữ đồng thời cũng là địa điểm vui chơi bổ ích ngày hè dành cho trẻ, nên lớp học dành cho nhóm này thường được tổ chức ban ngày. Một buổi học thường bắt đầu từ 7 giờ 30 phút đến 10 giờ 30 phút và 13 giờ 30 phút đến 16 giờ 30 phút.
Phấn khởi với việc “học mà chơi, chơi mà học” khi được tiếp cận ngôn ngữ của dân tộc mình, các em đều rất hứng thú, bởi thực tế các em biết rất ít về ngôn ngữ của dân tộc mình. Em Lâm Thị Như Quý ở xã Lộc Khánh bày tỏ: Em học lớp 5 rồi, em chỉ biết viết vài chữ Khmer thôi. Mùa hè được đến đây học rồi viết chữ Khmer, em vui lắm vì biết được chữ của dân tộc mình.
Những ngày hè, lớp học chữ Khmer lại rộn ràng ở khắp chùa Sóc Lớn. Trong ảnh: Một lớp học chữ Khmer do sư thầy Lâm Cha Ni dạy
Vào dịp hè, chùa Sóc Lớn có khoảng 4-5 lớp dạy chữ Khmer. Để có thể truyền đạt chính xác ngôn ngữ Khmer cho mọi người thì vai trò của các tình nguyện viên vô cùng quan trọng. Ông Triệu Khêm là một trong rất nhiều tình nguyện viên đứng lớp tại chùa Sóc Lớn. Dành nhiều tình cảm cho học sinh nơi đây, 5 năm nay, ông không ngần ngại vượt quãng đường xa xôi từ tỉnh Bạc Liêu có mặt ở chùa Sóc Lớn, mang yêu thương và tình cảm đặc biệt để truyền đạt kiến thức cho học sinh. Ông cho rằng, khi các em đã không biết chữ mà nghe lời người già truyền lại theo kiểu truyền miệng thì sẽ có phần không chính xác. “Qua những buổi học như vậy, chỉ mong bồi đắp tình yêu ngôn ngữ và văn hóa Khmer cho con em địa phương, để thế hệ trẻ biết nhiều hơn văn hóa của dân tộc mình. Đồng thời mai sau khi chúng tôi già, không đi được nữa thì các em có thể truyền lại chữ viết cho thế hệ sau này nữa, cứ thế mà bảo tồn được nét riêng của người Khmer theo thời gian” - ông Triệu Khêm mong mỏi.
Bên cạnh lớp học dành cho người dân, dịp này các sư cả, sư trung cũng đứng lớp để dạy chữ cho các sư nhỏ ở trong chùa. Gọi đây là những “thầy giáo không chuyên” bởi họ không được đào tạo chính quy tại các trường sư phạm, nhưng cách họ đứng lớp và truyền đạt kiến thức thì rất đỗi thân thương. Những nét chữ được trình bày ngay ngắn trên bảng xanh, tiếng thước gõ nhắc đọc bài và sự hào hứng tiếp thu kiến thức của người học chính là động lực để họ làm tốt hơn công việc của mình.
Vào dịp hè, phật tử và các em đến học nhiều hơn, còn ngày thường mọi người cũng có thể vô chùa học. Duy trì lớp học được 12 năm nên giờ đây các chư tăng, học sinh ở đây đã biết viết chữ Khmer rồi. Cứ thế hệ này dạy thế hệ sau, chữ Khmer vì thế cũng được lan tỏa và “phổ cập” đến với tất cả phật tử, học sinh ở đây. |
Sư thầy Lâm Cha Ni, chùa Sóc Lớn, xã Lộc Khánh |
Trong cuộc sống hằng ngày, người Khmer đều hiểu và biết ngôn ngữ mẹ đẻ của mình, nhưng có nhiều lý do khiến họ chưa viết được. Ý thức được việc giữ gìn tiếng nói, chữ viết truyền thống của đồng bào mình nên 12 năm qua, lớp học ở chùa Sóc Lớn vẫn luôn là địa chỉ quen thuộc để mọi người đến vừa lễ Phật vừa bổ sung kiến thức cho mình. Đặc biệt, với các em nhỏ, lớp học diễn ra trong thời gian ngắn vào dịp hè, đã tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích giúp các em vừa biết chữ quốc ngữ vừa biết chữ Khmer để gìn giữ nét văn hóa riêng của dân tộc mình.
Bảo tồn nhạc ngũ âm
Với người Khmer, nhạc ngũ âm có giá trị văn hóa tinh thần vô cùng to lớn và đặc sắc. Dàn nhạc được hợp thành bởi 5 bộ nhạc cụ từ 5 loại chất liệu khác nhau, từ đó tạo nên 5 âm sắc riêng biệt. Đây là loại hình âm nhạc hòa tấu mang tính chất nghi lễ và tôn giáo, gắn bó chặt chẽ giữa nghi lễ với đời sống sinh hoạt. Từ những ý nghĩa đó, việc bảo tồn và giữ gìn loại hình âm nhạc này luôn được cộng đồng người Khmer đặt lên hàng đầu. Tại chùa Sóc Lớn, Thượng tọa Thạch Nê đã mang về một dàn nhạc ngũ âm, ra sức luyện tập, truyền dạy để thế hệ trẻ biết và gắn bó với loại hình dân tộc này.
Lâm Trí là một trong những người được đào tạo đánh đàn ngũ âm từ năm 2012 - khi nhạc ngũ âm lần đầu tiên có tại chùa Sóc Lớn. Đến nay, Trí đã là sinh viên Trường đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh. Yêu thích nhạc ngũ âm lại là sinh viên ngành văn hóa càng thôi thúc Lâm Trí rèn luyện, góp phần quảng bá các giá trị văn hóa Khmer. “Em vốn rất thích nhạc này, khi trở về nhà, em tranh thủ lên chùa học và giao lưu với tất cả anh chị em. Em muốn đem văn hóa riêng của đồng bào mình ra ngoài, để quảng bá với mọi người biết người Khmer chúng em có nhiều nhạc cụ, điệu múa, câu hát rất phong phú và đa dạng”.
Mỗi khi các em lớn lên, không còn tham gia sinh hoạt thường xuyên với nhóm nhạc, tôi luôn nhắc các em phải biết dạy cho thế hệ sau. Cuộc sống mới, các em có thể yêu âm nhạc hiện đại nhưng không được quên nét văn hóa riêng của dân tộc mình. |
Anh Lâm Tích, phụ trách nhóm nhạc ngũ âm chùa Sóc Lớn mong muốn |
Trong dòng chảy của cuộc sống hiện đại, mỗi người đều có thể tiếp thu nhiều loại hình nghệ thuật mới, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần. Riêng với đồng bào Khmer, nhạc ngũ âm, một loại di sản văn hóa truyền thống của họ vẫn luôn rộn ràng trong những dịp đến chùa lễ Phật hay trong chính đời sống hằng ngày. Những lớp học ngày hè tại chùa Sóc Lớn với sự đa dạng trong cách truyền tải văn hóa, ngôn ngữ đã mang lại nhiều giá trị văn hóa tinh thần độc đáo và ý nghĩa.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接