Tác động ngắn hạn tới chứng khoán không đáng kể
TheđượcthôngquaNgànhnàohưởnglợivàbấtlợunion berlin – bochumo thông tin từ TTXVN, sáng 5/10 theo giờ miền Đông nước Mỹ (tối 5/10 theo giờ Việt Nam), tại hội nghị diễn ra ở thành phố Atlanta (Mỹ), Bộ trưởng Thương mại các nước tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã đạt được thỏa thuận cuối cùng đối với hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới này.
Văn bản chính thức công bố sau hội nghị nêu rõ: “Sau hơn 5 năm đàm phán, chúng tôi vui mừng tuyên bố đã đạt thỏa thuận nhằm hỗ trợ việc làm, tăng trưởng ổn định, phát triển và thúc đẩy sáng kiến tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương vì lợi ích của người dân. Quan trọng nhất, thỏa thuận đã đạt được các mục tiêu đề ra”.
Trong Báo cáo đánh giá tác động của Hiệp định TPP tới các ngành công bố ngày 5/10, CtyCP Chứng khoán BIDV (BSC) đánh giá, tác động trong ngắn hạn của Hiệp định TPP đối với thị trường chứng khoán không quá đáng kể.
Thay vào đó, sự tích cực của TPP sẽ lan tỏa dần, bởi quy mô vốn hóa của các ngành có ảnh hưởng tích cực nhờ TPP không quá lớn, nên tác động tới chỉ số chứng khoán chung sẽ không quá mạnh mẽ. Cùng với đó, TPP vẫn cần một khoảng thời gian để chính thức có hiệu lực tại tất cả các quốc gia thành viên sau khi đạt được thỏa thuận cơ bản chung.
TPP sẽ có hiệu lực sau khi được thông qua tại từng quốc gia thành viên và khả năng sẽ sớm nhất được ký kết vào đầu năm 2016.
Nhóm ngành hưởng lợi?
Báo cáo của BSC cho rằng, TPP không chỉ có tác động một chiều mà sẽ là hai chiều đến Việt Nam. Theo đó, các nhóm ngành được hưởng lợi là: Dệt may, da giầy, thủy sản, gỗ, phân phối ô tô, khu công nghiệp, cảng biển…; và các nhóm ngành có thể sẽ gặp khó khăn: Mía đường, dược, nông sản…
Cụ thể hơn, đối với ngành dệt may, các nước tham gia TPP là đối tác xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, đặc biệt là Mỹ và Nhật. Có tới 40% giá trị hàng hóa của Việt Nam được xuất khẩu sang 11 nước trong TPP. Việt Nam xuất khẩu chủ yếu các mặt hàng quần áo dệt may và da giầy sang các nước trong TPP, chiếm 31% tổng giá trị. Việt Nam là nước xuất khẩu hàng dệt may đứng thứ hai (chỉ sau Trung Quốc) vào thị trường Mỹ và thứ ba vào thị trường Nhật.
BSC cho hay, sản lượng ngành dệt may sẽ tăng 21% và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường Mỹ có thể đạt kỷ lục 90% vào năm 2020, dựa trên dự báo của World Bank. Cũng theo dự báo của tổ chức này, tính chung tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của ngành có thể ở mức 41%, tương ứng với giá trị xuất khẩu tăng thêm 11.5 tỉ USD đến năm 2020.
Cũng theo BSC, xu hướng dịch chuyển nguồn vốn FDI để đón đầu các hiệp định thương mại từ các nước trong khu vực vào Việt Nam dự báo sẽ tiếp tục tiếp diễn trong thời gian tới. Các khu công nghiệp nằm ở gần cảng, sân bay, cơ sở hạ tầng phát triển, chính sách ưu đãi sẽ thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài.
Tác động từ TPP cũng sẽ giúp ngành phân phối ô tô được hưởng lợi. Theo đó, kim ngạch nhập khẩu ô tô từ Nhật và Mỹ chiếm khoảng 13% tổng kim ngạch nhập khẩu ô tô của Việt Nam. Năm 2014, lượng xe ô tô nhập khẩu từ 2 thị trường này có tốc độ tăng trưởng mạnh lần lượt là 140% từ Mỹ và 90% từ Nhật. Các dòng xe của Nhật và Mỹ như Honda, Toyota, Ford chiếm khoảng 45% cơ cấu tiêu thụ toàn bộ thị trường.
Cũng trong nhóm được hưởng lợi còn có ngành cảng biển, logistic. BSC cho rằng, đây là các ngành sẽ được hưởng lợi từ nhu cầu xuất nhập khẩu tăng cao giữa khu vực châu Á và Bắc Mỹ khi TPP được thông qua. Theo dự báo của tổ chức BMI, hàng hóa thông qua các cảng biển của Việt Nam có thể duy trì tốc độ tăng trưởng từ 8%-9% và nhu cầu có thể vượt cung vào năm 2018 tại các cảng ở khu vực phía Bắc.
Ngành nào sẽ gặp khó?
Ngược lại với các ngành trên, mía đường là một trong những ngành được BSC dự báo sẽ gặp khó khăn do TPP được ký kết. Việc tham gia TPP cũng như các hiệp định thương mại khác sẽ buộc Việt Nam phải mở cửa ngành mía đường, gỡ bõ các hạn ngạch nhập khẩu. Ngành mía đường dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn do chi phí sản xuất cao hơn đáng kể so với các nước trong khu vực và thế giới. Đặc biệt trong các nước tham gia TPP có Úc - nước xuất khẩu mía đường lớn thứ 3 thế giới chi phí sản xuất khoảng 20 USD/1 tấn trong khi ở Việt Nam là khoảng 55-60 USD/1 tấn.
Dược là cái tên thứ hai trong danh sách các ngành gặp khó vì TPP. Việc tham gia hiệp định TPP và các hiệp định thương mại khác sẽ làm tăng doanh số nhập khẩu thuốc của Việt Nam. Theo TPP, thuế suất nhập khẩu sẽ giảm từ mức trung bình hiện nay khoảng 2,5% về 0%, làm tăng tính cạnh tranh trên thị trường dược phẩm. Đồng thời, TPP kéo dài thời gian bảo hộ đối với thuốc bản quyền, từ đó hạn chế khả năng tiếp cận và sản xuất các loại thuốc mới của doanh nghiệp nội.
Ngoài ra, theo báo cáo của BSC, giá thành thức ăn chăn nuôi hiện tại của Việt Nam cao hơn khoảng 10% so với các nước trong khu vực. Áp lực cạnh tranh sẽ gia tăng khi thuế nhập khẩu thịt bò, gà, lợn vào Việt Nam sẽ giảm từ 5% xuống còn 0%, đặc biệt là cạnh tranh các sản phẩm từ Úc và Mỹ, do đây những nước có chi phí sản xuất thấp, năng suất lớn./.
Duy Thái
顶: 239踩: 712
【union berlin – bochum】TPP được thông qua: Ngành nào hưởng lợi và bất lợi?
人参与 | 时间:2025-01-24 23:47:16
相关文章
- Điện Biên thiệt hại gần 6 tỷ đồng do mưa lớn, gió lốc trong 2 ngày
- Triển vọng Con đường Tơ lụa ở Trung Á
- Thủ tướng Ukraine từ chức
- Phát hiện súng, đạn trong khoang bí mật xe ô tô
- Nhận định, soi kèo Ittihad Kalba vs Ajman Club, 22h45 ngày 5/1: Khó thắng
- Olympic 2024: Eliud Kipchoge và cơ hội lịch sử
- Một số hình ảnh môn Vovinam tại Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X
- Trung Quốc đề xuất "khối thương mại riêng" đối trọng với TPP?
- Viettel đã “đưa” 5 Bộ, ngành lên cổng thông tin một cửa quốc gia
- Olympic 2024: Võ sĩ judo Hoàng Thị Tình thua ngay ở vòng đầu
评论专区