Hàng triệu tấm lòng người dân trong và ngoài nước đã hỗ trợ đồng bào miền Trung trong cơn bão lũ hồi tháng 10/2020 Bộ Tài chínhsẽ trình Chính phủ Nghị định về vận động,ẽchophépcánhânđượcthamgiacứutrợgiải c2 tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo để thay thế cho Nghị định 64/2008/NĐ-CP.
Kéo dài thời gian hỗ trợ lên 90 ngày
Việc phải thay thế Nghị định 64 năm 2008, theo Bộ Tài chính, hiện nay pháp luật chưa quy định cụ thể việc vận động, tiếp nhận, phân phối, sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khó khăn do dịch bệnh. Trong khi thực tế vừa qua xảy ra đại dịch Covid-19, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp nhằm hỗ trợ khắc phục khó khăn do dịch bệnh. Do đó, cần ban hành quy định về vận động, tiếp nhận, phân phối, sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do dịch bệnh để đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Phạm vi điều chỉnh của Nghị định 64 chưa bao quát hết công tác vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện để khắc phục khó khăn cho người dân do tác động của dịch bệnh; chưa điều chỉnh đối với cá nhân thực hiện vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện trực tiếp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố. Nghị định này cũng chưa điều chỉnh đối với hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện, cơ sở y tế, cá nhân thực hiện vận động, tiếp nhận, hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
Bên cạnh đó, thời gian để tổ chức tiếp nhận tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện sau mỗi đợt thiên tai, sự cố theo quy định hiện nay là không quá 60 ngày được các địa phương nhận định là còn ngắn, đặc biệt là đối với công tác tiếp nhận tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân nước ngoài, đồng bào người Việt sinh sống tại nước ngoài. Đối với một số đợt thiên tai gây hậu quả nghiêm trọng, số lượng tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện lớn dẫn đến công tác tiếp nhận mất nhiều thời gian và công sức. Thời gian tiếp nhận không đủ có thể dẫn đến việc sử dụng không đúng mục đích tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện, vì vậy, Bộ Tài chính sẽ kéo dài thời gian tiếp nhận hỗ trợ lên tối đa là 90 ngày.
Việc phải thay thế Nghị định 64, theo Bộ Tài chính còn do hiện nay, các nội dung chi từ nguồn vận động, đóng góp tự nguyện chủ yếu tập trung vào việc cứu đói, cứu rét (lương thực, thực phẩm, chăn màn, quần áo, thuốc chữa bệnh…), cấp cứu người bị thương, hỗ trợ gia đình có người chết, người bị nạn; hỗ trợ xây dựng nhà bị đổ, bị trôi, bị hư hỏng nặng do ảnh hưởng của thiên tai, sự cố nhằm ổn định cuộc sống trước mắt đối với nạn nhân, thân nhân của nạn nhân.
Trong khi đó, cơ sở hạ tầng vùng thiên tai cũng bị thiệt hại, đặc biệt là thủy lợi nội đồng; giao thông thôn, xã; những công trình này chủ yếu được đầu tưtừ nguồn huy động động nhân dân đóng góp nên khó khăn trong việc sửa chữa, khôi phục. Việc Nghị định 64 chưa có quy định hình thức hỗ trợ (bằng tiền hay hiện vật) từ nguồn đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện các nội dung chi hỗ trợ khắc phục thiên tai, dịch bệnh, sự cố, theo Bộ Tài chính cũng không phù hợp với thực tế.
Cá nhân được phép cứu trợ
Từ những bất cập này, Bộ Tài chính dự kiến sẽ bổ sung quy định cho phép các cơ sở y tế, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, cá nhân được vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện để thực hiện các hoạt động trợ giúp người mắc bệnh hiểm nghèo theo từng trường hợp cụ thể (hiện nay mới cho phép các cơ quan thông tin đại chúng được vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện để trợ giúp người mắc bệnh hiểm nghèo).
Về cá nhân tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện để khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, sự cố trong nước hiện Bộ Tài chính đưa ra 2 phương án. Trong đó, phương án một là cá nhân khi vận động, tiếp nhận nguồn đóng góp tự nguyện phải thông báo với chính quyền địa phương nơi cư trú về mục đích, phạm vi, phương thức, hình thức vận động... Khi phân phối, sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện, cá nhân thông báo chính quyền địa phương nơi tiếp nhận hỗ trợ để được hướng dẫn, phối hợp phân phối, sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện cũng như đảm bảo an toàn, trật tự xã hội.
Còn phương án 2 là khi thiên tai, dịch bệnh, sự cố xảy ra trong nước, gây thiệt hại về người, tài sản hoặc ảnh hưởng tới đời sống của nhân dân, cá nhân được phép vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện để hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn.
Theo Bộ Tài chính, việc cho phép cá nhân vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện để hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, sự cố; quy định cơ sở y tế, quỹ xã hội, quỹ từ thiện (ngoài cơ quan thông tin đại chúng), cá nhân vận động hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo sẽ khuyến khích, tôn vinh và tạo điều kiện thuận lợi để phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, nhanh chóng hỗ trợ nhằm giúp người dân gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh sớm ổn định cuộc sống, khôi phục và phát triển sản xuất, sinh hoạt và hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo; đảm bảo hoạt động cứu trợ được hiệu quả, thiết thực cũng như đảm bảo uy tín cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động cứu trợ.
顶: 29993踩: 24
【giải c2】Sẽ cho phép cá nhân được tham gia cứu trợ
人参与 | 时间:2025-01-25 23:37:51
相关文章
- Năm 2024: Hơn 2,3 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn để vượt khó
- Ba nước châu Á lọt tốp 20 quốc gia hòa bình nhất
- Hải quan Philippines bắt giữ gạo và đường nhập lậu
- Cha mẹ đuối nước tử vong để lại đàn con nheo nhóc
- Luật Doanh nghiệp vẫn đứng ngoài cuộc sống
- V.League 1: Bốn đội đầu bảng đều trắng tay
- Các con ăn rau rừng, ngóng đợi bố về trong vô vọng
- Giành được quyền nuôi con nhưng nhà chồng cũ lại ngăn cấm
- Vì sao Gen Z ngày càng hờ hững với hẹn hò online?
- Philippines
评论专区