【kết quả trận ecuador hôm nay】Tiếp cận thị trường
Tại hội thảo Tăng cường khả năng tiếp cận thị trường EU và thực thi do Dự án hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của châu Âu (EU - MUTRAP) tổ chức tại TP.HCM cuối tuần qua,ếpcậnthịtrườkết quả trận ecuador hôm nay ông Diệp Thành Kiệt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, khi EVFTA có hiệu lực (dự kiến vào cuối năm 2017 đầu năm 2018), ngành da giày sẽ được hưởng nhiều lợi thế khi được xóa ngay 40% dòng thuế tương đương với khoảng 42% tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm da giày xuất sang thị trường EU. Ngoài ra, EU cho phép các DN Việt Nam sử dụng nguyên liệu NK để sản xuất, chỉ yêu cầu từ khâu giặt, may, lắp ráp, đóng gói là phải thực hiện tại Việt Nam. Đây sẽ là một thuận lợi cho ngành da giày trong bối cảnh các DN vẫn còn bị phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu NK. Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội, các DN da giày cũng sẽ phải đối mặt với không ít thách thức. Trong đó, thách thức lớn nhất là khả năng tiếp cận thị trường của các DN da giày còn rất yếu. Trên thực tế, mặc dù chỉ có 25% DN ngành da giày là các DN FDI nhưng các DN này lại chiếm 70% tổng giá trị giày XK. Nguyên nhân là do các DN FDI có khả năng tiếp cận thị trường tốt trong khi khả năng tiếp cận thị trường của các DN Việt Nam còn yếu, chủ yếu là làm gia công và XK thông qua công ty thương mại.
“Hiện nay có nhiều tập đoàn lớn trên thế giới đang có xu hướng muốn tiếp cận trực tiếp với các DN Việt Nam với mong muốn DN Việt Nam sẽ trở thành thành viên chủ chốt trong chuỗi cung ứng của họ, đây là cơ hội mà các DN trong nước phải tranh thủ nắm bắt. Tuy nhiên, để tận dụng được cơ hội này cũng như những lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do, các DN phải có giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của chính mình và nâng cao khả năng tiếp cận với các thị trường có các FTA vừa kết thúc đàm phán”, ông Kiệt cho biết.
Theo ông Claudio Dordi, Trưởng nhóm Tư vấn kĩ thuật dự án EU - MUTRAP, EVFTA nâng cao tính cạnh tranh cho ngành da giày Việt Nam thông qua việc cắt giảm thuế quan. Theo lộ trình, thuế XK sẽ giảm dần về 0% trong 5 năm với ủng da, 3 năm với xăng đan bằng da và sẽ giảm về 0% ngay lập tức đối với các sản phẩm giày dép bằng nhựa. Hạn chế của ngành da giày Việt Nam là đang phải NK nguyên liệu thô để sản xuất ra thành phẩm theo đơn đặt hàng của các công ty thương mại, do vậy phần lớn giá trị gia tăng trong các sản phẩm da giày XK đều thuộc về các công ty thương mại và các nhà XK.
Việc bỏ hàng rào thuế quan sẽ giúp Việt Nam gia tăng cạnh tranh với hàng Trung Quốc. Bên cạnh đó, hình ảnh của Việt Nam đối với người tiêu dùng châu Âu tốt hơn Trung Quốc hay các nước Bắc phi thậm chí tốt hơn cả Braxin. Vì thế, để tiếp cận thị trường tốt hơn, các DN phải phát triển thương hiệu của mình để nhiều người tiêu dùng châu Âu biết tới vì trên thực tế mặc dù Việt Nam là nhà XK quan trọng nhất của ngành da giày châu Âu nhưng rất ít người tiêu dùng châu Âu biết các sản phẩm họ đang sử dụng đến từ Việt Nam. “Các DN Việt Nam phải cung cấp thông tin tốt hơn đến người tiêu dùng vì dù làm ra được sản phẩm tốt với giá phải chăng nhưng nếu không có cầu nối trực tiếp với người tiêu dùng thì DN sẽ khó tạo ra lợi nhuận cao và khó tận dụng được lợi ích từ FTA với EU. Ngoài ra, các DN nên chú trọng hơn nữa vào quy tắc xuất xứ sản phẩm, đẩy mạnh phát triển kênh phân phối tại thị trường EU, tạo lập thương hiệu quốc gia, tập trung vào các sản phẩm thân thiện với môi trường và xã hội, tuân thủ các quy định kĩ thuật và an toàn”, ông Claudio Dordi khuyến nghị.
Liên quan đến việc nâng cao khả năng tiếp cận thị trường EU, Tiến sĩ Nguyễn Văn Thông, Viện trưởng Viện Dệt may cho rằng, tương tự như ngành dệt may, khi NK vào thị trường EU, các sản phẩm da giày phải đáp ứng tất cả các yêu cầu pháp lí nghiêm ngặt đối với hàng tiêu dùng và các tiêu chuẩn riêng của ngành hàng liên quan đến tính an toàn, gắn nhãn sản phẩm, hóa chất... Trong khi đó, điểm yếu của các DN hiện nay là còn thiếu thông tin và hiểu biết về quy chuẩn, tiêu chuẩn pháp lí và tiêu chuẩn tư nhân tại thị trường EU. Do vậy, giải pháp cho các DN là cần nhận thức đúng về việc phải tuân thủ yêu cầu của người mua, chủ động tìm hiểu luật pháp, tập quán thương mại, thị trường của nước NK để đáp ứng yêu cầu người mua. Có đầu mối theo dõi các yêu cầu, rào cản kĩ thuật triển khai việc thực hiện các hệ thống quản lí liên quan tới chất lượng, hóa chất, môi trường và trách nhiệm xã hội...
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Mùa giải Mai Vàng lần thứ 30 tôn vinh cống hiến của nghệ sĩ Việt
- ·Cảnh sát Ấn Độ tìm đến Starlink khi điều tra vụ ma túy trị giá hơn 4 tỷ USD
- ·Nhật viện trợ thêm nửa triệu liều vắc xin phòng Covid
- ·Tiếng thương ngân dài trong gió
- ·Giá lăn bánh Hyundai Grand i10 đầu năm 2025 rẻ không tưởng
- ·Giải mã sức mạnh Quân đội nhân dân Việt Nam
- ·Chính phủ đề nghị tiếp tục triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp
- ·Cha mẹ là “Phật sinh thành”
- ·Lốc xoáy cuốn bay hàng chục mái nhà ở Thừa Thiên Huế
- ·Những người lính “cắm bản”
- ·Mỹ chuẩn bị nổ thử bom Plasma trên thượng tầng khí quyển
- ·Bất chấp Covid
- ·Sốt vé máy bay, xe khách dễ thở dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
- ·Nhật viện trợ thêm nửa triệu liều vắc xin phòng Covid
- ·Bắt được tê tê quý hiếm ở Cần Thơ
- ·Hộp cơm ở tâm dịch
- ·Nhật viện trợ thêm nửa triệu liều vắc xin phòng Covid
- ·Bác sĩ quân y nơi tuyến đầu chống dịch
- ·Đề xuất bỏ quy định xin giấy xác nhận ‘người dân tộc’ khi thi bằng lái xe
- ·Hơn 50 triệu người toàn cầu bị rối loạn trầm cảm vì Covid