【kq bong da chau au】Bác sĩ quân y nơi tuyến đầu chống dịch
Thiếu tá,ácsĩquânynơituyếnđầuchốngdịkq bong da chau au Bác sĩ Nguyễn Trung Giang giao nhiệm vụ cho các cán bộ, chiến sĩ Khung T2 - F0
Vẫn là anh, người bác sĩ quân y dễ mến, luôn có nụ cười hiền, nhưng có chút nghiêm nghị hơn trước, bởi trách nhiệm của anh giờ đã khác, không phải là Tổ trưởng Quân y (Khung T2), như những đợt dịch trước mà là Khung trưởng, Khung quản lý, tiếp nhận công dân, điều trị những bệnh nhân COVID-19 không triệu chứng.
Hạnh phúc trong trách nhiệm
Cuộc trò chuyện của tôi với Thiếu tá, BS. Nguyễn Trung Giang liên tục bị gián đoạn, bởi tiếng bộ đàm không ngừng vang lên. Những hoạt động, lớn, nhỏ trong khung đều được đội ngũ phục vụ báo cáo đến người chỉ huy khung.
Sợ “phiền” cuộc nói chuyện, mà phải thu xếp, “hẹn hò” khá lâu mới gặp được, BS. Giang phân trần: “Khi là thành viên thì mình được chỉ huy phân công và thực hiện nhiệm vụ, còn khi được giao nhiệm vụ chỉ huy khung thì trách nhiệm cao hơn, quán xuyến về mọi mặt, từ việc lớn đến việc nhỏ. Nhất là khi T2 được giao nhiệm vụ điều trị cho các F0 thì công tác đảm bảo an toàn trong phòng, chống dịch càng được thắt chặt, đẩy lên cao nhất”.
Qua 5 lần nhận nhiệm vụ ở T2, có vô vàn những khó khăn, vất vả mà người bác sĩ quân y đã trải qua cùng những đồng đội của mình. Nhưng mỗi đợt đón công dân, cũng để lại cho anh nhiều cảm xúc, kỷ niệm khó quên.
Đợt đón công dân từ Lào về, hàng ngày phải tiếp xúc trực tiếp với các công dân làm thủ tục tiếp nhận cho đến theo dõi y tế hàng ngày, nhưng đợt đó khá an toàn, không có trường hợp nào F0, nên cũng “dễ thở” hơn đối với đội ngũ phục vụ.
Từ khoảng cuối tháng 3 đến đầu tháng 4 năm 2020, khung của anh đón nhiều trẻ em từ Lào về cùng cha mẹ. Khi về cha mẹ chỉ cầm được ít hành lý cần thiết, nên khi cách ly, các cháu không có gì để chơi, anh đã có ý tưởng kêu gọi mọi người hỗ trợ đồ chơi cho các bé nhỏ ở khung cách ly. Cũng chính nhờ những đồ chơi mà BS. Giang kêu gọi hỗ trợ, khoảng thời gian 21 ngày cách ly phải ở trong phòng cùng người thân của các bé cũng trôi qua nhẹ nhàng hơn.
Anh kể: Có hôm, khi làm thủ tục cho các công dân đủ điều kiện trở về địa phương thì thấy công dân nháo nhác, rồi nghe cả tiếng khóc của trẻ. Chưa hiểu chuyện gì, thì thấy hai em bé hớt hải chạy đi tìm BS. Giang. Mặc dù mỗi ngày theo dõi sức khỏe cho các công dân, thấy phòng nào có công dân nhí là tôi hay hỏi han, chơi đùa các bé, khi thì cho cái bánh, hộp sữa… Nhưng các bé có thấy rõ mình đâu, vậy mà khi về các bé lại chạy quanh tìm, rồi khóc khiến tôi khóc theo lúc nào không hay. Với một người lính “đi dân nhớ, ở dân thương”, đó chính là hạnh phúc, là động lực lớn nhất để tôi cố gắng, và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Đối với Thiếu tá, BS.Nguyễn Trung Giang, khi đã nhận nhiệm vụ ở tuyến đầu thì luôn xác định sẽ đối mặt với những vất vả, nguy cơ lây nhiễm. Nhất là những đợt dịch bùng phát mạnh ở trong nước. Và khi nhận nhiệm vụ với cương vị là người quản lý khung điều trị bệnh nhân F0, anh càng siết chặt hơn các biện pháp phòng dịch. Từ việc mang đồ bảo hộ đúng quy định, khoảng cách tiếp xúc, cho đến việc phun khử khuẩn hằng ngày từ đồ dùng bệnh nhân, cho đến từng vị trí khu vực nhà ở bệnh nhân luôn được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định. Nhất là việc điều phối, giám sát quy trình người và phương tiện ra vào khung luôn được anh chỉ đạo, nắm rõ và theo dõi chặt chẽ hàng giờ, hàng ngày.
“Gác” nỗi niềm riêng
Năm lần nhận nhiệm vụ nơi tuyến đầu chống dịch trong một năm rưỡi thì cũng là thời gian anh xa nhà, xa gia đình.
Còn trong đợt dịch này, đã gần 4 tháng anh chưa được về thăm nhà, và anh cũng không dám hẹn với các con một thời gian cụ thể nào, bởi dịch bệnh đang hết sức phức tạp, số ca nhiễm không ngừng tăng, các ca cộng đồng vẫn xuất hiện ở nhiều địa phương. Có lẽ anh cũng đã quen dần với nỗi nhớ vợ con, nhớ gia đình. Khi những cuộc gặp mặt, những lời dặn dò những đứa con đang tuổi mới lớn chỉ là qua các cuộc trò chuyện trên điện thoại.
Kể chuyện về gia đình, khi nhắc đến cha mẹ già ở quê, giọng anh chùng xuống, nước mắt chực trào ra, nhưng có lẽ anh vẫn cố mạnh mẽ.
Ba mẹ của Thiếu tá Giang đều ngoài 70 tuổi, sức khỏe cũng không được tốt. Hiện ba anh đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Trị do bị nhiễm trùng máu. Có lúc, anh đã phải chuẩn bị tâm lý vì tưởng ba không qua khỏi. Cha già ốm đau cũng chẳng thể săn sóc, khoảng cách địa lý chưa đến 100km, nhưng cũng chỉ vì dịch bệnh đã hơn nửa năm nay anh chưa thể về quê thăm nhà.
“Ba mẹ tôi cũng đều là cán bộ quân đội nghỉ hưu, là những người lính nên ông bà cũng thông cảm với công việc, nhiệm vụ của con. Mặc dù ốm đau, không được con về thăm nom, chăm sóc nhưng khi khỏe ba luôn động viên tôi cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao, phải luôn là một người lính trách nhiệm và hết mình với công việc. Chính niềm tự hào về cha mẹ, những hậu phương từng mang trên mình màu áo lính luôn hiểu, thông cảm cho con nên tôi mới yên tâm “gác” những nổi niềm riêng để toàn tâm, toàn ý và trách nhiệm với công việc mà mình được giao...” - Thiếu tá Giang thổ lộ.
Không chỉ trách nhiệm, nghiêm túc trong công việc, đưa ra những mệnh lệnh nhất quán, điều hành, quản lý khung chặt chẽ, an toàn mà Thiếu tá Giang còn là một người quản lý luôn quan tâm đến mọi người.
Đối với đội ngũ phục vụ, anh luôn khích lệ tinh thần cán bộ, chiến sĩ, sẵn sàng bắt tay chỉ việc để các cán bộ, chiến sĩ hoàn thành tốt công việc được giao.
Đối với các công dân cách ly, hay là bệnh nhân đang điều trị COVID-19, anh đều chủ động bám nắm, bằng nhiều phương pháp như dùng loa tuyên truyền, theo dõi camera giám sát, kết nối zalo với các công dân để kịp thời động viên, nhắc nhở công dân tuân thủ quy định cách ly tập trung và các biện pháp phòng dịch.
Thượng tá Ngô Nam Cường, UVTV Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh nhận xét: Bất cứ ở cương vị nào, BS. Nguyễn Trung Giang khi nhận nhiệm vụ đều rất trách nhiệm với công việc, được đồng đội và người dân quý mến. Biết được hoàn cảnh gia đình của Thiếu tá Giang, ba ốm nặng không thể về thăm, Bộ CHQS tỉnh cũng đã kịp thời động viên, chia sẻ cùng Thiếu tá Giang, để anh yên tâm công tác.
Với những đóng góp của mình, Thiếu tá Giang đã vinh dự nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống dịch COVID-19. Những đóng góp của Thiếu tá Giang còn là sự ghi nhận và sự trân quý của những công dân hoàn thành cách ly, những bệnh nhân COVID-19 không triệu chứng.
Bài, ảnh: THANH THẢO
相关文章
90 triệu dân, 128 triệu thuê bao di động
Dân số Việt Nam hiện có hơn 90 triệu người nhưng lại có đến hơn 128 triệu thuê bao di động. Trong đó2025-01-25Khai mạc liên hoan đờn ca tài tử tỉnh Bình Phước lần thứ 2
Phần thi của hai thí sinh nhí Ngọc Hân và Ngọc S&2025-01-25Chuẩn bị phát hành bộ tem về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
Lễ dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương2025-01-25Tết Păng Katê của đồng bào Chăm
Nhận định, soi kèo Lille OSC vs Nantes, 01h00 ngày 5/1: Bay vào Top 3
Nhận định bóng đá Lille OSC vs Nantes hôm nay Ligue 1 mùa này chỉ2025-01-25Xem bói đầu năm, hủ tục cần được xóa bỏ
Những ngày đầu năm mới, ngoài các khu du lịch2025-01-25
最新评论