【số liệu thống kê về heidenheim gặp dortmund】Đổi thay trên vùng kháng chiến
(CMO) Mảnh đất Phú Mỹ, huyện Phú Tân xưa là vùng kháng chiến, trải qua bom đạn khắc nghiệt, dân nơi đây cùng sống, cùng che chở cho bộ đội.
Chỉ tay ra ngoài mấy chang đước đầm Thị Tường, ông Tám Hung (Phan Văn Hung), Bí thư Chi bộ ấp Xẻo Đước, xã Phú Mỹ, khẳng khái: “Nơi của bộ đội ta ngày xưa đó, bây giờ là điểm đến cho khách tham quan, là nơi cho bà con phát triển sản xuất đồng hành với du lịch”.
Làm bí thư chi bộ ấp khoảng 2 năm nay, trước đây là chủ tịch hội thuỷ sản của xã, ông Tám Hung nhận ra sự đổi thay từng ngày của nơi này. Ông Tám Hung khoe: “Ở đây nhà tường không hà. Bà con ở địa phương đặt là “xóm mới” hay còn gọi là “xóm nhà giàu”. Lúc đầu chỉ có 5-6 hộ thôi, bây giờ đã gần 20 hộ dân sinh sống".
Bề dày truyền thống
Nhà của ông Sáu Nhờ (Huỳnh Văn Nhờ, 74 tuổi) nằm cạnh Khu căn cứ Xẻo Đước. Quê gốc của ông Sáu ở miền Trung, lúc về đây chỉ 2-3 tuổi. Ông Sáu phân trần: “Năm 1943 gia đình tôi về đây. Hồi xưa ở đây chỉ có kênh Ký Nghĩa, còn mặt tiền thì không có kênh. Dân làng bắt đầu cùng nhau đào con kênh". Năm 17 tuổi, ông Sáu Nhờ đi làm giao liên, vận chuyển thư từ, mật báo cho cách mạng, vợ ở nhà làm công tác đoàn, dân quân tự vệ, phát loa tuyên truyền… Năm 1969, ông Sáu về địa phương làm du kích tới ngày giải phóng.
Ông Sáu tự hào: “Trên quê hương Phú Mỹ này, đặc biệt là khu căn cứ, dân có lòng yêu nước lắm, vừa bảo vệ căn cứ Tỉnh uỷ, vừa bao vây đồn bót, tấn công địch…”.
Gia đình ông Sáu Nhờ có truyền thống cách mạng. Cầm lên những bằng khen, ông không khỏi xúc động: “Thời gian trôi qua, nhiều lúc nhớ lại thấy tự hào những trận đánh ngày xưa. Trên mâm cơm nhà, tôi thường nhắc lại cho các con nghe về truyền thống ấy”. Ông cũng cho biết, học sinh nhiều nơi trong tỉnh thường đến khu căn cứ để tham quan, ôn lại truyền thống chống giặc của quê hương.
Ông Sáu Nhờ (Huỳnh Văn Nhờ, bên trái) xem lại những bằng khen và thành tích của mình như nhắc nhở thế hệ con cháu tiếp bước truyền thống ấy. |
Làng quê khởi sắc
Trưởng ấp Xẻo Đước Đỗ Văn Hiền liệt kê: “Ông Ba nè, ông Sáu Nhờ nè… là những người cố cựu khai sinh xóm mới này, vừa làm vuông, vừa trồng đước. Ở dưới đầm thì nuôi cá chẽm, đóng đáy, đặt nò…”.
Ấp Xẻo Đước hiện có 365 hộ, chỉ còn 5 hộ nghèo. Cách giải quyết cái nghèo của chi bộ nơi này tuy đơn giản mà hiệu quả. Những hộ nghèo chủ yếu là ít đất sản xuất, không có vốn làm ăn. Bằng cách 2 đảng viên kèm cặp 1 hộ nghèo, vừa hỗ trợ về vốn, vừa vận động những hộ khá giả hỗ trợ. Ông Hai Hiền thông tin, năm nay Chi bộ ấp Xẻo Đước đăng ký thoát nghèo 2 hộ và phấn đấu đến năm 2020 sẽ xoá hết hộ nghèo, đặc biệt là không cho họ tái nghèo.
Anh Châu Văn Hải (46 tuổi) được chi bộ giúp đỡ thoát nghèo trong năm 2018. Anh Hải xin làm việc ở tổ tự quản của ấp. Anh kể: “Trước đây do ít đất sản xuất, là trụ cột trong nhà nên tôi phải đi làm mướn ở Bình Dương. Lúc đó 2 đứa con còn nhỏ mà bệnh hoài, tôi về thường xuyên nên không dư dả. Vì thế quyết định về đây luôn”.
Mô hình nuôi ba ba thương phẩm, ba ba giống của chị Nguyễn Thị Lạc, ấp Thọ Mai, xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân cho thu nhập gần 50 triệu đồng mỗi năm. |
Năm qua, được địa phương xét cất căn nhà theo diện hộ nghèo, anh Hải vui mừng khôn xiết. Căn nhà tuy đơn giản nhưng là mơ ước của anh bao năm qua. Có nhà cửa ổn định, dù đi làm mướn anh cũng vui trong lòng. Hiện mỗi ngày anh đi chở cát đá cho các công trình cũng được 200-400 ngàn đồng. “Được sự giúp đỡ của địa phương, tôi ráng làm để thoát nghèo chứ không trông chờ vào Nhà nước hoài được”, anh Hải trải lòng.
Đi dọc đầm Thị Tường, chúng tôi về ấp Thọ Mai, nổi bật nơi đây là những căn nhà tường san sát nhau. Trưởng ấp Thọ Mai Nguyễn Văn Bùi bộc bạch, phát huy truyền thống cách mạng, bà con cần cù lao động, phát triển kinh tế, xây dựng quê hương. Anh Bùi tự hào: “Nghị quyết 03 của Đảng bộ xã Phú Mỹ ra đời là tiền đề cho phát triển kinh tế. Với phương châm không bỏ đất hoang, bà con tận dụng để trồng cây ăn trái, nuôi cá nước lợ…, thu nhập bình quân khoảng 4 triệu đồng/người/tháng”.
Nhờ mô hình nuôi ba ba mà gia đình chị Nguyễn Thị Lạc có thu nhập khá. Hiện chị Lạc có 2 hầm đất và 1 hồ. Chị kể: “5 năm trước, thấy hàng xóm nuôi hiệu quả quá nên tôi mua mấy trăm con về nuôi. Bán được 5 lứa rồi, mỗi lần thu nhập cũng được mấy chục triệu đồng. Ba ba dễ nuôi, ít bệnh nhưng thời gian thu hoạch hơi lâu (1,5 năm mới thu hoạch). Hàng ngày tôi chăn nuôi, trồng màu rồi vợ chồng làm mười mấy công vuông nữa nên đời sống cũng đỡ”.
Chia tay Xẻo Đước, chúng tôi nhớ hoài câu nói của ông Sáu Nhờ: “Cái đáng quý nhất là người dân một lòng theo Đảng. Trong kháng chiến thì quyết tâm bảo vệ khu căn cứ, giờ ra sức xây dựng quê hương. Những con người ấy đã làm nên diện mạo mới cho cả vùng quê này”./.
Nhật Minh
本文地址:http://game.marimbapop.com/html/618e298455.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。