【bảng xếp hạng osasuna gặp real sociedad】Bê bối lớn nhất thập kỷ trong ngành ô tô
Có một điều đáng buồn là trong thập kỷ qua,êbốilớnnhấtthậpkỷtrongngànhôtôbảng xếp hạng osasuna gặp real sociedad việc gian lận khí thải của Mitsubishi Motors không phải là vụ bê bối duy nhất của ngành ô tô. Hãng General Motor, Volkswagen và Toyota cũng vướng vào những lỗi kỹ thuật gây thiệt hại hàng tỷ USD.
Lỗi tăng tốc đột ngột của Toyota
Ngày 28/8/2009, một tuần tra viên giao thông của Mỹ có tên Mark Saylor lái chiếc Lexus ES350 trên đường xa lộ gần San Diego, California. Trên xe lúc đó có cả 3 thành viên trong gia đình của anh. Thảm kịch xảy đến khi lái xe không thể làm chủ chiếc Lexus bởi mất kiểm soát chân ga. Chỉ chưa đầy một phút sau, chiếc Lexus xấu số đâm vào một chiếc xe khác, lộn nhiều vòng trước khi bốc cháy nghi ngút. Cả 4 người trong xe bị thiêu cháy tới chết.
Chiếc Lexus ES350 và 4 thành viên xấu số trên xe trước vụ bê bối của Toyota
Vụ tai nạn thu hút sự chú ý của giới truyền thông và khơi lên sự phẫn nộ của người tiêu dùng. Bởi trước đó, lỗi tăng tốc đột ngột trên các dòng xe của Toyota và Lexus đã gây nên nhiều tai nạn thương tâm nhưng không được quan tâm đúng mức cần thiết.
Một tháng sau cái chết của Mark Saylor, Toyota đã phải thu hồi 3,8 triệu xe trên toàn cầu. Năm 2010, nhà sản xuất Nhật Bản tiếp tục phải thu hồi 2,3 triệu xe do lỗi dính chân ga. Theo thống kê của cơ quan an toàn đường bộ Mỹ NHTSA, từ năm 2008 tới 2010, Toyota đã phải gọi về xưởng 8,5 triệu xe các loại do lỗi tăng tốc đột ngột. Lỗi kỹ thuật này đã gây nên cái chết của 52 người.
Bê bối này đã nhấn chìm hình ảnh của Toyota ở thời điểm đó. Đỉnh điểm của vụ việc là án phạt 1,2 tỷ USD vào tháng 3/2014 do Toyota bị kết luận là che giấu và cung cấp thông tin thiếu chính xác về mức độ ảnh hưởng của lỗi tăng tốc đột ngột, báo Zing News đưa tin.
Chủ tịch công ty - ông Akio Toyoda - thậm chí đã phải ra xin lỗi trước Quốc hội Mỹ về cách thức công ty xử lý vụ việc. Tới năm 2015, Toyota vẫn chưa thoát hẳn bê bối khi các vụ kiện rải rác về lỗi tăng tốc đột ngột vẫn xuất hiện. Song, NHTSA đã phủ quyết các vụ kiện này với kết luận điều tra có thể do tài xế nhầm ga - chân phanh, chứ không phải lỗi tăng tốc đột ngột, mất kiểm soát của xe.
Lỗi hệ thống đánh lửa của General Motor
Bà Marry Barra giúp GM vượt qua sóng gió của vụ bê bối
General Motor là một trong những nhà sản xuất phải đối mặt với nhiều vụ kiện lớn nhỏ về lỗi bộ phận đánh lửa. Lỗi này đã khiến ít nhất 124 người chết và 275 người bị thương trong các vụ tai nạn. Theo thống kê, GM đã phải nộp phạt hơn 900 triệu USD vì không chịu thu hồi các ô tô bị hỏng bộ phận đánh lửa. Ngay khi bê bối xảy ra, giá cổ phiếu của GM tụt giảm trầm trọng, hàng triệu chiếc xe bị triệu hồi, uy tín bị ảnh hưởng, các vụ kiện không có hồi kết.
Gian lận khí thải của Volkswagen
Và mới đây là vụ Volkswagen đã cài đặt phần mềm lên ít nhất 11 triệu ô tô chạy bằng dầu diesel trên thế giới nhằm vượt qua các bài kiểm tra của Mỹ. Khi lượng khí thải thực tế của những chiếc xe này vượt quá hàng chục lần. Sau khi hành vi bị phát giác, hàng loạt cán bộ cấp cao của VW đồng loạt từ chức và bị sa thải.
Đến thời điểm hiện tại, VW có thể mất đến 18 tỷ USD để sửa chữa lỗi lầm. Giá cổ phiếu của VW cũng mất tới khoảng 30%. Chưa dừng lại ở đó, chính phủ Mỹ quyết truy cứu tới cùng với những quan chức của VW thay vì mới chỉ có án phạt về kinh tế.
Sau vụ bê bối, mây mù khí thải phủ bóng VW cũng như các dòng xe chạy dầu
Gian lận khí thải của Mitsubishi
Mới nhất trong loạt bê bối của các hãng ô tô ghi tên Mitsubishi. Mitsubishi đã phải thừa nhận rằng dữ liệu thử nghiệm nhiên liệu trên 625.000 chiếc xe đã bị can thiệp để cho kết quả ít hơn so với thực tế. Trong cuộc họp báo công khai được tổ chức mới đây, Chủ tịch Tetsuro Aikawa cùng các quan chức khác của hãng xe Nhật đã phải cúi đầu nhận lỗi. Sau thông tin này, cổ phiếu của Mitsubishi tụt giảm 15% - mức cao nhất trong vòng hơn 10 năm qua.
Quan chức Mitsubishi cúi đầu xin lỗi vì vụ bê bối gian lận
Việc phát giác gian dối càng khiến các khó khăn về tài chính của Mitsubishi trở nên trầm trọng hơn. Bởi giá đồng yen tăng mạnh cùng những khủng hoảng sau 2 trận động đất liên tiếp vừa qua đã khiến hãng gặp khó khăn.
Như vậy, chỉ trong vòng chưa tới 10 năm qua, thị trường ôtô đã ghi nhận tới 4 vụ bê bối lớn mang tính lịch sử. Rõ ràng khi những sản phẩm dành cho người tiêu dùng nhưng lại không đảm bảo sức khỏe và sự an toàn cho người tiêu dùng thì cho dù những lỗi đó đã gây hậu quả cho người sử dụng và môi trường hay chưa thì chính nhà sản xuất sẽ phải chịu những hậu quả lâu dài đối với hoạt động kinh doanh và uy tín của mình, An ninh TV cho hay.
>> Nhiều người thất vọng vì cá chết hàng loạt không phải do Formosa
Cảnh Nguyễn(T/h)
Chung cư để nước sinh hoạt 'bẩn': Sẽ dừng hợp đồng(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- Cần ngăn chặn tình trạng "đục nước béo cò" trong dịch Covid
- 3 lý do nên mua vàng trong năm 2017
- Chủ tịch quốc hội: “Đào tạo nhân lực chất lượng cao là một trong ba khâu đột phá”
- Thần đồng vào ĐH năm 11 tuổi, lớn lên quyết đi làm ở tiệm ăn nhanh
- Third Diên Hồng Awards honours 83 outstanding journalistic works
- The 2020 Central Region Postage Stamp Exhibition
- Announcing Hue Festival 2022 and recreating the Calendar distribution ceremony of the Nguyen Dynasty
- Bộ Tài chính: Phân công Bộ Công Thương quản lý dự trữ quốc gia về xăng dầu là phù hợp
- Ngập cao tốc Phan Thiết
- Cục Thuế Cần Thơ: Truy thu tiền thuê đất đúng quy định
- PC Sơn La: Bảo đảm tiến độ các dự án điện nông thôn
- Công ty Điện lực Sơn La: Nỗ lực khôi phục lưới điện sau mưa lũ
- Toàn cảnh vụ tai nạn giao thông làm 3 thành viên CLB HAGL tử vong
- PVN cần tập trung quyết liệt vào công tác quản trị
- Đồng Euro chạm mức thấp nhất hai năm so với USD
- Bình Định phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may đến 2025
- Quản lý thị trường xử lý 1.363 vụ vi phạm trong gần 2 tuần
- Phấn đấu thu ngân sách năm 2023 vượt dự toán 3%
- Ngày 3/1: Giá cà phê thế giới tăng cao kỷ lục, hồ tiêu neo ở mức cao
- Various attractive activities in Ao dai Festival and Hue Gastronomy Festival