Ngành Tài chính phấn đấu hoàn thành dự toán ngân sách ở mức cao nhất Dự kiến năm 2023,ấnđấuthungânsáchnămvượtdựtoábóng đá nữ nhật bản hôm nay TKV nộp ngân sách tại Quảng Ninh tăng 11,6% so với 2022 Thu ngân sách 11 tháng đạt 95% dự toán |
Trong bối cảnh rất nhiều khó khăn, nhưng kết quả thu ngân sách thể hiện sự nỗ lực của ngành Tài chính. Ảnh: H.Anh |
Thu ngân sách đang dần cán đích
Những khó khăn của nền kinh tế đã tác động đến công tác thu ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2023. Đến hết tháng 11, tổng thu NSNN ước đạt 1.537,6 nghìn tỷ đồng, bằng 94,9% dự toán, giảm 7,1% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, thu nội địa ước đạt 1.272,7 nghìn tỷ đồng, bằng 95,4% dự toán, giảm 3% so với cùng kỳ năm 2022. Không kể thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết, thu hồi vốn, thu cổ tức, lợi nhuận, lợi nhuận sau thuế và chênh lệch thu, chi của Ngân hàng Nhà nước thì số thu thuế, phí nội địa ước đạt 95,4% dự toán, xấp xỉ mức thu cùng kỳ năm 2022. Trong đó, một số khoản thu tiến độ đạt thấp so với dự toán và giảm so với cùng kỳ như thu thuế bảo vệ môi trường ước đạt 52,6% dự toán, giảm 17,4% so với cùng kỳ; các loại phí, lệ phí ước đạt 86,8% dự toán, giảm 13,6% so với cùng kỳ; các khoản thu về nhà, đất ước đạt 78,9% dự toán, giảm 37% so với cùng kỳ do thị trường bất động sản chậm phục hồi; công tác đấu giá, cấp quyền sử dụng đất tại nhiều dự án ở địa phương không triển khai được; hoặc triển khai nhưng không có nhà đầu tư trúng đấu giá. Về số thu trên địa bàn, ước tính có 27 địa phương thực hiện thu nội địa 11 tháng đạt trên 95% dự toán; 13 địa phương có tăng trưởng thu so với cùng kỳ, trong khi có tới 50 địa phương thu thấp hơn so với cùng kỳ.
Về thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu (XNK), đến hết tháng 11, số thu ước đạt 205,6 nghìn tỷ đồng, bằng 86,5% dự toán, giảm 22,4% so với cùng kỳ năm 2022. Thu XNK giảm là do tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hoá năm 2023 sụt giảm. Tính đến ngày 15/11/2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hoá đạt 587,7 tỷ USD, giảm 9% so với cùng kỳ, riêng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hoá có thuế giảm 15,5%. Trong đó, một số mặt hàng nhập khẩu có thuế đóng góp số thu lớn cho ngân sách giảm mạnh, tác động làm giảm nguồn thu NSNN so với cùng kỳ như: nhóm các mặt hàng nhập khẩu nguyên liệu, máy móc thiết bị, phụ tùng nhập khẩu phục vụ sản xuất như: than, hóa chất và sản phẩm hóa chất, chất dẻo, sắt thép, nguyên phụ liệu dệt may, linh kiện điện tử, linh kiện ô tô… giảm thu khoảng 33,1 nghìn tỷ đồng; nhóm xăng dầu nhập khẩu giảm thu khoảng 2 nghìn tỷ đồng; nhóm ô tô nguyên chiếc nhập khẩu giảm thu khoảng 3,1 nghìn tỷ đồng...
Trong điều hành thu ngân sách, tính đến ngày 15/11/2023, cơ quan Thuế đã thực hiện gần 57,7 nghìn cuộc thanh tra, kiểm tra; kiểm tra 535,7 nghìn hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp, qua đó kiến nghị xử lý tài chính khoảng 54,1 nghìn tỷ đồng, trong đó thu nộp NSNN khoảng 14,3 nghìn tỷ đồng, giảm khấu trừ và giảm lỗ gần 39,8 nghìn tỷ đồng; đôn đốc thu hồi và xử lý nợ đọng thuế ước đến hết tháng 11 đạt khoảng 38,8 nghìn tỷ đồng. Cơ quan Hải quan đã thực hiện khoảng 1,9 nghìn cuộc thanh tra, kiểm tra, xử lý thu vào NSNN hơn 1 nghìn tỷ đồng; phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, bắt giữ 14,1 nghìn vụ vi phạm với giá trị hàng hóa khoảng 5,7 nghìn tỷ đồng, xử lý thu vào NSNN 433,5 tỷ đồng.
Thúc đẩy doanh nghiệp phát triển là vấn đề cần đặc biệt quan tâm
Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành cho biết, tổng thu ngân sách cả năm 2023 do cơ quan Thuế quản lý sẽ đạt, vượt chỉ tiêu Quốc hội giao. Để đạt được mục tiêu thu ngân sách ở mức cao nhất, Tổng cục Thuế đang tích cực đôn đốc thu, thu hồi nợ đọng. Trong 11 tháng của năm 2023, toàn ngành Thuế đã triển khai hoàn thuế đạt 128.488 tỷ đồng, bằng gần 70% so với dự toán, bằng 94% cùng kỳ năm 2022.
Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành cũng cho biết, đến hết 30/11, đã có 5,9 tỷ hoá đơn được phát hành. Tuy nhiên, tình trạng gian lận hoá đơn vẫn còn, do vậy, Tổng cục Thuế vẫn tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan để ngăn chặn, đồng thời đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quả lý hoá đơn, chống thất thu thuế. Theo đó, trong tháng 12/2023, để tăng thêm một bước để quản lý chặt chẽ hoá đơn, Tổng cục Thuế sẽ áp dụng hệ thống cảnh báo tự động về xuất tồn âm, cảnh báo tự động cả với người bán, người mua và tới cả công chức quản lý doanh nghiệp. “Thời gian còn lại của năm 2023, Tổng cục Thuế sẽ tập trung công tác thu, đôn đốc thu hồi nợ đọng, tiến hành kế hoạch thanh tra, kiểm tra đề ra, đồng thời, đảm bảo công tác xây dựng pháp luật”, ông Mai Xuân Thành cho biết.
Nhấn mạnh công tác điều hành NSNN đã bước vào tháng cuối cùng, Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng cho biết, đến nay, thu ngân sách gần đạt dự toán, nếu tiếp tục nỗ lực trong tháng 12 thì ước thu sẽ đạt và có thể vượt dự toán năm 2023. Do đó, Thứ trưởng yêu cầu toàn Ngành phải tiếp tục ráo riết thực hiện tốt công tác thu ngân sách.
Theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, trong bối cảnh rất nhiều khó khăn, kết quả thu ngân sách đã thể hiện sự nỗ lực, sáng tạo của các đơn vị. Hiện nay, thu ngân sách năm 2023 đã đạt 97% dự toán. Bộ trưởng yêu cầu toàn ngành Tài chính cần tập trung hoàn thành dự toán thu ngân sách năm 2023, cố gắng phấn đấu thu ngân sách vượt dự toán khoảng 3%. Bộ trưởng cũng nhấn mạnh, đối với thu ngân sách cần quản lý tốt hoá đơn điện tử, theo đó, phải cá thể hoá trách nhiệm cá nhân của các cán bộ thuế phụ trách DN; tăng cường thu thuế ở sàn thương mại điện tử; tăng cường khởi tạo hoá đơn điện tử từ máy tính tiền, kết nối máy tính tiền của cơ quan Thuế với siêu thị, xăng dầu, nhà hàng...; tập trung hoàn thuế, đảm bảo tránh rủi ro.
Khẳng định khi nền kinh tế khó khăn, DN khó khăn thì thu ngân sách bị ảnh hưởng, khi sức khoẻ của DN tốt lên thì DN sẽ có khả năng thanh toán được các khoản trái phiếu đến hạn, hoàn thành nghĩa vụ với bảo hiểm, ngân sách..., Bộ trưởng khẳng định, vấn đề cốt lõi vẫn là thúc đẩy DN phát triển, nền kinh tế phát triển. Đây là vấn đề cần đặc biệt quan tâm. Theo đó, Bộ trưởng đề nghị các đơn vị thuộc Bộ cần bám luật để tháo gỡ khó khăn cho DN, đồng thời cần tiếp tục cùng với các bộ, ngành nghiên cứu, thiết kế các chính sách tài chính để tháo gỡ khó khăn cho DN và nền kinh tế.