游客发表

【kết quả trận phần lan】Cần thời gian để thẩm thấu Thông tư 02 về trả nợ, giãn nợ

发帖时间:2025-01-12 08:40:49

Dự thảo Thông tư cơ cấu nợ: Kỳ vọng tháo gỡ khó khăn về dòng tiền cho doanh nghiệp
Doanh nghiệp còn dư nợ trái phiếu có trách nhiệm đến cùng với nghĩa vụ nợ
Cầu tín dụng yếu,ầnthờigianđểthẩmthấuThôngtưvềtrảnợgiãnnợkết quả trận phần lan NHNN đang nghiên cứu cơ chế giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp
Bài 1: Muôn hình vạn trạng nợ thuế
Thông tư 02 giúp giảm áp lực trích lập dự phòng đối với các ngân hàng khi nợ tái cơ cấu được phân bổ trong 2 năm 2023 và 2024. 	Ảnh: ST
Thông tư 02 giúp giảm áp lực trích lập dự phòng đối với các ngân hàng khi nợ tái cơ cấu được phân bổ trong 2 năm 2023 và 2024. Ảnh: ST

Giảm áp lực trả nợ, tránh chuyển nhóm nợ xấu

Nhận xét về việc ban hành Thông tư 02, TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia cho rằng, quy định này sẽ kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho người dân và doanh nghiệp, giảm bớt khó khăn về nghĩa vụ tài chính, đặc biệt là các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp, giúp người dân và doanh nghiệp dùng tiền đó vào sản xuất kinh doanh, tiêu dùng. Đồng thời, việc giãn nợ sẽ giúp bảo đảm khả năng tiếp cận vốn của người dân và doanh nghiệp, cho phép họ không bị chuyển nhóm nợ xấu, từ đó thúc đẩy sản xuất đầu tư, kinh doanh và tiêu dùng.

Vì thế, ngay sau khi Thông tư 02 được ban hành, các ngân hàng đều “bắt tay” ngay vào việc triển khai. Đại diện một số ngân hàng chia sẻ đã có kinh nghiệm trong việc thực hiện cơ cấu nợ, gia hạn thời gian trả nợ từ đợt cao điểm đại dịch Covid-19 nên việc triển khai theo Thông tư 02 được nhanh chóng hơn. Mỗi ngân hàng sẽ căn cứ vào điều kiện tài chính của ngân hàng và hồ sơ của khách hàng để thực hiện nhưng không vượt quá 12 tháng kể từ ngày đến hạn của số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

Theo ông Phạm Quang Thắng, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), với kinh nghiệm từ việc thực hiện các Thông tư 01/2020/TT-NHNN, Thông tư 03/2021/TT-NHNN về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ, cũng như các chính sách hỗ trợ khác trong giai đoạn dịch Covid-19 thì việc triển khai Thông tư 02 lần này sẽ có những thuận lợi để hỗ trợ doanh nghiệp, góp phần thể hiện trách nhiệm cao nhất của ngành ngân hàng với nền kinh tế. Tuy vậy, bà Phạm Thị Trung Hà, Phó Tổng giám đốc MB cho hay, các ngân hàng cũng phải chuẩn bị các kịch bản liên quan đến đánh giá chất lượng tín dụng, tuân thủ quy định về trích lập dự phòng để đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng.

Đánh giá thêm về vấn đề này, bà Hà Thu Giang, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN) cho rằng, việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ là để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng. Thông tư cũng giao quyền tự chủ cho các tổ chức tín dụng trong việc xem xét đánh giá mức độ khó khăn của khách hàng thông qua một số nội dung như: doanh thu, thu nhập sụt giảm... Tuy nhiên, các tổ chức tín dụng vẫn phải đánh giá, phân loại cũng như trích lập dự phòng theo nhóm nợ thực tế của khách hàng.

Để thực thi hiệu quả

Thực tế là nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn về dòng tiền do ít đơn hàng, nên nguy cơ rơi vào vòng xoáy vay nợ và chuyển nhóm nợ xấu là rất cao. Vì thế, Thông tư 02 được đánh giá là “cứu cánh” cho các doanh nghiệp. Hơn nữa, áp lực nợ xấu và áp lực trích lập dự phòng của các ngân hàng sẽ được giảm thiểu.

Tuy nhiên, để Thông tư thực sự đi vào hoạt động của các doanh nghiệp một cách hiệu quả thì cần một lộ trình nhất định. Đại diện một ngân hàng thương mại nhẩm tính, ít nhất phải đến quý 3 năm nay thì Thông tư 02 mới tạo tác động đến nền kinh tế. Nguyên nhân do ngân hàng phải tính toán để phân loại nợ của khách hàng cũng như áp dụng quy trình triển khai chặt chẽ, đồng thời còn phải tùy thuộc vào sức hấp thụ vốn của nền kinh tế.

Theo đó, các tổ chức tín dụng được chủ động quyết định khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ hoặc giãn nợ, nhưng phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro theo lộ trình, cụ thể là tối thiểu 50% trong năm 2023 và 100% trong năm 2024. Ngoài ra, quy định của Thông tư 02 cũng đã quy định rõ trách nhiệm của các tổ chức tín dụng trong việc xây dựng và ban hành quy định nội bộ để hướng dẫn thống nhất triển khai trong toàn hệ thống, cũng như tăng cường công tác kiểm tra, giám sát.

NHNN cho biết, tính đến 20/4/2023, tăng trưởng tín dụng đạt trên 12,23 triệu tỷ đồng, tăng 2,57% so với cuối năm 2022. Mức tăng này vẫn chưa cao do cầu tín dụng của nền kinh tế giảm, doanh nghiệp khó khăn dẫn đến khó tiếp cận tín dụng... Theo báo cáo tài chính quý 1/2023, trong khi có nhiều ngân hàng có mức tăng trưởng tín dụng khá lớn như MSB tăng tới 13,17%, Techcombank tăng 9,3%, TPBank tăng 7,3%, VPBank tăng 7%... thì vẫn có nhiều ngân hàng tăng trưởng âm như VietBank giảm 3,3%, ABBank giảm 3,1%, VIB giảm 1,2%, ACB giảm 0,6%...

Với những khó khăn này, TS. Cấn Văn Lực nhìn nhận, các cơ quan quản lý cần có sự vào cuộc đồng bộ để chủ trương đi vào cuộc sống một cách thực chất. Theo đó, các tổ chức tín dụng cần có các hướng dẫn quy trình nội bộ rõ ràng; cần chủ động đưa ra các tiêu chí để xác định đối tượng hỗ trợ hoặc đầu tư, cho vay, cơ cấu lại nợ. Các tổ chức tín dụng cần chủ động đánh giá thực chất, bản chất các khoản vay và đầu tư, sẵn sàng nguồn lực trích lập dự phòng rủi ro theo quy định. Ngoài ra, các tổ chức tín dụng cần có kênh thường xuyên trao đổi, làm việc với khách hàng, nắm tình hình để tháo gỡ vướng mắc kịp thời.

    热门排行

    友情链接