【bxh ý 2023】Ngân hàng “bội thu” từ kinh doanh ngoại hối
Ngân hàng “hy sinh” lợi nhuận,ânhàngbộithutừkinhdoanhngoạihốbxh ý 2023 dành trích lập dự phòng rủi ro | |
Cảnh báo ngân hàng "ép" khách hàng vay vốn phải mua bảo hiểm | |
Dự báo kết quả kinh doanh quý 3 ngành ngân hàng tiếp tục khởi sắc |
Ngân hàng tăng biên lợi nhuận từ kinh doanh ngoại hối. Ảnh: Internet |
Báo cáo tài chính của đa số ngân hàng đã ghi nhận lãi lớn từ kinh doanh ngoại hối. Trong đó, TPBank là một trong những ngân hàng tăng mạnh nhất, với mức tăng tới 468%, từ 25 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2019 lên 142 tỷ đồng cùng kỳ năm nay.
Tương tự, nhiều ngân hàng khác cũng có mức tăng đột biến về lợi nhuận kinh doanh ngoại hối như: SeABank tăng 226,7% từ 15 tỷ lên 49 tỷ đồng, MSB tăng 134%, SHB tăng 131,6%...
Trong nhóm các ngân hàng có vốn nhà nước, Vietcombank đang là ngân hàng đứng đầu khi đạt 2.963 tỷ đồng lợi nhuận thuần từ kinh doanh ngoại hối, tăng trưởng 16,9% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 8,6% tổng thu nhập hoạt động của nhà băng.
Đứng thứ hai là VietinBank với lợi nhuận 1.514 tỷ đồng, tăng trưởng 27,3% so với cùng kỳ, đóng góp 4,7% tổng thu nhập hoạt động
BIDV cũng ghi nhận lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng 16% đạt gần 1.254 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm, riêng quý 3 đã ăng 28% so với cùng kỳ, đạt 437,5 tỷ đồng.
Thông thường, hoạt động kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng gắn chặt với diễn biến lên xuống của tỷ giá. Tuy nhiên qua 9 tháng của năm 2020, tỷ giá trong nước không có nhiều biến động dù tình hình kinh tế thế giới bất ổn.
Các chuyên gia đánh giá chính sách lãi suất tiền gửi ngoại tệ ở mức 0%/năm và sự linh hoạt trong điều hành tỷ giá liên ngân hàng góp phần giúp tỷ giá USD ổn định.
Tuy vậy, tỷ giá ổn định nhưng chênh lệch giá mua vào và bán ra của ngoại tệ, nhất là USD tại các ngân hàng đã giãn rộng. Hiện chênh lệch giá mua – bán của USD đã lên tới 200 VND/USD, trong khi các năm trước chỉ chênh trên dưới 100 VND/USD.
Trong khi đó, lượng giao dịch ngoại tệ của nền kinh tế ngày càng mở rộng, với kim ngạch xuất nhập khẩu 9 tháng lên tới gần 390 tỷ USD. Ngoài ra, nhu cầu ngoại hối cho các hoạt động du học, định cư… ở nước ngoài ngày càng lớn.
Mặt khác, một lượng lớn giao dịch ngoại tệ của các ngân hàng đã được thực hiện với Ngân hàng Nhà nước khi nhà điều hành đẩy mạnh mua vào USD để gia tăng dự trữ ngoại hối, hiện đã lên mức cao kỷ lục 93 tỷ USD. Chính vì vậy, biên lợi nhuận của ngân hàng theo đó cũng tăng cao.
Nhưng theo chuyên gia tài chính - ngân hàng TS. Nguyễn Trí Hiếu, hoạt động mua-bán ngoại tệ được áp dụng theo cơ chế thị trường, các ngân hàng phải thận trọng theo dõi sát diễn biến điều hành tỷ giá của cơ quan quản lý để có những điều chỉnh hợp lý.
Chính vì thế, bên cạnh những ngân hàng tăng trưởng mạnh, vẫn có ngân hàng ghi nhận hoạt động kinh doanh bị lỗ, như VPBank lỗ 220 tỷ đồng, VIB lỗ 6,8 tỷ đồng…