当前位置:首页 > Thể thao > 【soi kèo romania】Bài 2: Sớm ngăn chặn “lách luật” để tránh “tổn thương” cho nhà đầu tư yếu thế

【soi kèo romania】Bài 2: Sớm ngăn chặn “lách luật” để tránh “tổn thương” cho nhà đầu tư yếu thế

2025-01-10 21:01:46 [Thể thao] 来源:Empire777

12

Biểu đồ: HỒNG VÂN

>> Sự thay đổi của thị trường trái phiếu đầu năm 2021

Các chuyên gia cho rằng,àiSớmngănchặnláchluậtđểtránhtổnthươngchonhàđầutưyếuthếsoi kèo romania cần sớm có giải pháp để ngăn chặn tình trạng này nhằm hỗ trợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển lành mạnh, công bằng, bền vững và đặc biệt là bảo vệ cho các nhà đầu tư cá nhân còn thiếu kỹ năng, kiến thức và vốn tích luỹ nhỏ.

Tăng tính cẩn trọng khi nhiều doanh nghiệp “tổn thương” vì Covid-19

Trao đổi với phóng viên TBTCVN, bà Nguyễn Thị Thanh Tú – Chuyên viên phân tích cao cấp, Trung tâm Phân tích và tư vấn đầu tư, Công ty CP Chứng khoán SSI (SSI Research) cho biết, trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, lượng phát hành tăng rất mạnh trong quý II/2021, có tới 164 nghìn tỷ đồng trái phiếu, gấp 3,66 lần lượng phát hành trong quý I/2021. Tính chung trong nửa đầu năm 2021, tổng lượng trái phiếu phát hành tăng 18,3% so với cùng kỳ năm 2020.

Tiêu chuẩn nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp

Điều 5 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định về tài liệu xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp yêu cầu nhà đầu tư cá nhân phải nộp chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng và xác nhận của các công ty chứng khoán về giá trị thị trường các danh mục chứng khoán đầu tư (trên 2 tỷ đồng). Hoặc nhà đầu tư có thể nộp hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế hoặc chứng từ khấu trừ thuế của tổ chức, cá nhân chi trả trong năm gần nhất (có thu nhập chịu thuế từ 1 tỷ đồng trở lên).

“Có thể thấy thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn rất sôi động trong bối cảnh mặt bằng lãi suất tiền gửi thấp, dòng tiền đầu tư tìm kiếm các kênh đầu tư có mức sinh lời cao hơn. Sự thay đổi trong khung pháp lý khiến cơ cấu nhà đầu tư có sự thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng tham gia của nhà đầu tư cá nhân; các công ty chứng khoán, ngân hàng, quỹ đầu tư chứng khoán và công ty bảo hiểm chiếm tỷ trọng lớn hơn trong cơ cấu nhà đầu tư” – bà Nguyễn Thị Thanh Tú đánh giá.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã có sự thay đổi phần nào về chất, tuy nhiên mới đây cơ quan quản lý vẫn tiếp tục đưa ra cảnh báo nhà đầu tư cần quản trị rủi ro khi tham gia thị trường này.

Chia sẻ về điều này, chuyên gia của SSI Research cho rằng, bản chất đầu tư trái phiếu doanh nghiệp sẽ có rủi ro lớn hơn so với đầu tư tiền gửi, vì người sở hữu trái phiếu doanh nghiệp sẽ là chủ nợ của tổ chức phát hành. Trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát như hiện tại, hầu hết các doanh nghiệp đều bị tổn thương nên rủi ro của kênh đầu tư này cũng tăng lên. Các nhà đầu tư cần được trang bị kiến thức để có khả năng đánh giá rủi ro và mức sinh lời và đưa ra quyết định đầu tư hợp lý, hoặc tìm đến các đơn vị trung gian uy tín để được tư vấn.

Chia sẻ với phóng viên, một chuyên gia trái phiếu doanh nghiệp cũng cho rằng, thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là kênh đầu tư hấp dẫn khi lợi tức đầu tư từ kênh tiết kiệm giảm sâu, sân chơi dành cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp sẽ mang lại sự tối ưu đầu tư vốn cho các nhà đầu tư có đủ kiến thức thẩm định các phương án phát hành của tổ chức phát hành. Chính vì vậy, để đảm bảo “sân chơi” phát triển minh bạch, bền vững thì cần sự đồng sức của nhiều bên khác nhau. Tổ chức phát hành phải đảm bảo quy định pháp lý là đương nhiên, nhưng về phía nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư cá nhân thì cần tăng tính cẩn trọng trước khi quyết định mua trái phiếu doanh nghiệp.

“Đầu tư thu lãi cao thì ai cũng thích, nhưng khi đầu tư thì tính an toàn nên đặt lên trước lợi nhuận cao. Nhà đầu tư nên tìm hiểu thật kỹ lưỡng về doanh nghiệp phát hành, về tổ chức tư vấn phát hành,… để tránh tình huống “tiền mất tật mang” – chuyên gia về trái phiếu doanh nghiệp khuyến nghị.

Ngăn “lách luật” để đảm bảo thị trường minh bạch, an toàn

Vừa qua, thị trường trái phiếu doanh nghiệp có xuất hiện hiện tượng “lách luật” để trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp nhằm tham gia mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Việc xác nhận nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là yêu cầu bắt buộc với các giao dịch mua và có hiệu lực trong vòng 1 năm kể từ thời điểm được xác nhận.

Bình luận về điều này, bà Nguyễn Thị Thanh Tú cho rằng: “Có những cá nhân bổ sung vào danh mục chứng khoán niêm yết để đủ mức tối thiểu 2 tỷ đồng, đáp ứng yêu cầu được xác nhận là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp để giao dịch trái phiếu chuyên nghiệp, sau đó nhanh chóng rút ra. Tôi nghĩ quy định đưa ra vẫn bảo vệ được những nhà đầu tư yếu thế, thiếu thông tin và tài sản tích lũy nhỏ như các cán bộ hưu trí, người dân dùng tiền tiết kiệm chuyển sang đầu tư trái phiếu doanh nghiệp… bởi 2 tỷ đồng không phải số tiền nhỏ. Còn với các nhà đầu tư đã chủ động lách luật thì cũng có tiềm lực tài chính tốt hơn để chịu trách nhiệm cho quyết định phân bổ danh mục của mình”.

Một chuyên gia trao đổi với phóng viên TBTCVN cho biết, theo quy định pháp luật hiện nay, nhà đầu tư tham gia mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ phải là nhà đầu tư chuyên nghiệp. Quy định này đã góp phần giúp thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ phát triển an toàn hơn trong thời gian qua khi “tiêu chuẩn nhà đầu tư” được nâng lên. Nhà đầu tư cá nhân với kiến thức về thị trường, khả năng phân tích, đánh giá doanh nghiệp, phương án phát hành, tài sản đảm bảo, cũng như khả năng gánh chịu rủi ro (nếu có) sẽ tạo nên thị trường lành mạnh. Trên thực tế qua theo dõi thị trường, tiêu chuẩn về nhà đầu tư cá nhân tham gia cơ bản đều được đáp ứng và thực hiện đúng quy định.

Tuy nhiên, thị trường cũng có hiện tượng “lách” quy định hay cụ thể là bằng cách nào đó, một số đơn vị đã có động thái để “hỗ trợ” nhà đầu tư không đủ chuẩn (tài sản - tiền) theo quy định để tham gia mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ. “Tôi khẳng định đây không phải hiện tượng phổ biến mà chỉ là hiện tượng cá biệt, nhưng rõ ràng là cần có biện pháp để đảm bảo sự minh bạch và công bằng cho thị trường, cũng là biện pháp quản trị thị trường” – chuyên gia này nhấn mạnh.

Chính vì vậy, “các cơ quan quản lý cũng cần tăng cường giám sát, quản lý để vừa bảo vệ nhà đầu tư cá nhân yếu thế, vừa tạo điều kiện cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển công bằng, minh bạch hơn” – chuyên gia này nhấn mạnh.

Sớm hình thành thị trường niêm yết trái phiếu doanh nghiệp tập trung

“Để thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển ổn định, an toàn, bền vững, tôi nghĩ cần sớm xây dựng hệ thống thông tin tập trung, cập nhật, dễ tra cứu về các lô phát hành, thông tin tổ chức phát hành. Hiện tại chúng ta đã có chuyên trang thông tin trái phiếu doanh nghiệp nhưng thông tin vẫn hạn chế và thiếu hệ thống, khó tra cứu. Đặc biệt hơn, thị trường thứ cấp trái phiếu doanh nghiệp cũng phải đẩy mạnh phát triển thông qua các yêu cầu về niêm yết trái phiếu tập trung, xếp hạng tín nhiệm trái phiếu”.
Bà Nguyễn Thị Thanh Tú - Chuyên gia phân tích cao cấp, SSI Research

Duy Thái

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

推荐文章
热点阅读