当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【dự đoán thành phố hôm nay】Bút tích của Nhà báo Trần Thanh Tùng

Báo Cà MauNăm 1973, nhờ anh Tam Nghị mà tôi đọc được cuốn nhật ký của anh Trần Thanh Tùng (Ba Tùng). Cuốn nhật ký bìa nhựa đỏ, khổ 12x18 cm, dầy khoảng 300 trang, giấy ca-rô, anh Ba Tùng đã ghi gần trọn quyển, chỉ còn một số trang giấy trắng như chưa kịp viết vào…

Năm 1973, nhờ anh Tam Nghị mà tôi đọc được cuốn nhật ký của anh Trần Thanh Tùng (Ba Tùng). Cuốn nhật ký bìa nhựa đỏ, khổ 12x18 cm, dầy khoảng 300 trang, giấy ca-rô, anh Ba Tùng đã ghi gần trọn quyển, chỉ còn một số trang giấy trắng như chưa kịp viết vào…

Ngoài những dòng nhật ký, anh Ba Tùng đã ghi chép trên 2/3 quyển tập những sự kiện chiến đấu, sản xuất của quân dân Cà Mau. Mấy bài bút ký và truyện ngắn được anh phác thảo khá hoàn chỉnh. Có một truyện ngắn anh đã khắc hoạ hình ảnh anh chiến sĩ giải phóng bị thất lạc trong nội ô thị xã Cà Mau trong cuộc Tổng tấn công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968. Anh chiến sĩ vào ẩn náu trong một ngôi chùa, chịu đựng đói khát suốt mấy ngày đêm. Thấy các bàn thờ ở trong chùa lúc nào cũng có chưng bánh trái và nghi ngút hương trầm, đêm khuya vắng đèn mờ ảo, anh chiến sĩ bước ra trước bàn thờ Phật. Anh bộ đội giải phóng chắp tay nơi tôn nghiêm và thoát ra lời khấn vái:

Bút tích của Nhà báo Trần Thanh Tùng được Hội Nhà báo tỉnh Cà Mau in thành tập sách của 3 tác giả - tác phẩm: Nguyễn Phong Triều, Tam Nghị và Trần Thanh Tùng.

- Thưa bác Phật, cho con cái bánh! Ni sư nãy giờ nép mình trong cửa, dõi theo bóng người lạ này. Bà nhận ra đây là một chiến sĩ rừng xanh. Bà niệm khẽ:

- Mô Phật! Tội nghiệp hôn.

Bà lầm lũi xuất hiện, bước ra nhìn cho kỹ mặt người rồi thì thào:

- Tội nghiệp, chắc đói lắm!

Bà âm thầm bước vào trong, bưng ra một dĩa bánh ít và tách nước, khẽ gọi:

- Ðây, xin thí chủ hãy ăn cho có sức!

Anh Ba Tùng phác thảo truyện ngắn này khá hấp dẫn, nhưng tôi chỉ còn nhớ một chi tiết như vậy. Ðó cũng nói lên được một tấm lòng của đồng bào đô thị nói chung, ni sư Phật tử ở một ngôi chùa trong nội ô nói riêng, đều luôn hướng về cách mạng, thương mến anh bộ đội giải phóng trong cuộc chiến ác liệt này - cuộc chiến đấu một mất một còn để giải phóng thị xã Cà Mau thoát khỏi sự kềm kẹp của Mỹ - nguỵ.

Hồi năm kia gặp tôi tại thành phố Cà Mau, Minh Chiến (em ruột anh Ba Tùng) vui như “chọn mặt gởi vàng”, đưa tôi trang bút tích của anh Ba Tùng - bản phô-tô có đóng dấu chữ “bản sao”. Ðó là bức thư anh viết trên 2 mặt giấy, nét chữ nghiêng, chậm rãi, nội dung chia buồn cùng gia đình đồng chí Hồng Minh:

Ban Tuyên huấn Cà Mau

Tiểu ban Thông tấn báo chí

Kính gởi: Gia đình đồng chí Hồng Minh.

Ðồng chí Hồng Minh của chúng tôi đã hy sinh!

Ðau đớn lắm! Vẫn biết rằng làm cách mạng thì phải có hy sinh, chết chóc, nhưng mỗi lần hy sinh là một lần vĩnh biệt, làm sao chúng tôi tránh khỏi ngậm ngùi, thương nhớ!

Càng nghĩ, càng nhớ, càng thương đồng chí Hồng Minh: người đồng chí hiền lành, đức hạnh và trung thành.

Tổ quốc mất người con trung thành, gia đình mất đứa con hiếu thảo, chúng tôi mất người bạn, người đồng chí thân thương.

Càng tiếc thương đồng chí Hồng Minh, chúng tôi càng nghĩ nhiều đến gia đình: một sự mất mát không bao giờ tìm lại được! Chúng tôi xin chia sẻ cùng gia đình nỗi đớn đau thương nhớ đó.

Kính thưa gia đình.

Còn kẻ thù thì còn hy sinh, chết chóc. Tất cả đều do chúng nó gây nên. Chúng tôi nguyện biến đau thương thành sức mạnh quyết chiến đấu đến cùng, bắt giặc phải đền nợ máu, trả thù cho bao nhiêu đồng bào, đồng chí đã hy sinh, trả thù cho đồng chí Hồng Minh.

Chúng tôi mong gia đình sớm vơi đi phần nào nỗi đau buồn, bảo vệ sức khoẻ, tăng thêm tinh thần sản xuất và đấu tranh, góp phần lớn lao hơn nữa, cùng chúng tôi trả thù cho đồng chí Hồng Minh.

Kính thưa gia đình,

Thật cũng rất tự hào, từ nay trên lá cờ Tổ quốc có máu của đồng chí Hồng Minh, máu của con, em mình. Mong gia đình cảm thông niềm danh dự ấy.

Chúc gia đình khoẻ mạnh.

Chào thân ái và quyết thắng!

Ngày 14/12/1970

TM.cơ quan tiểu ban thông tấn báo chí Cà Mau

(Chữ ký của anh Trần Thanh Tùng)

Hơn nửa năm sau, ngày 23/6/1971, nhằm ngày mùng 1/5 Tân Hợi, anh Ba Tùng đã hy sinh trong đợt địch đổ quân càn quét quy mô cấp trung đoàn xuống Vịnh Dừa, Giáp Nước, Ðất Cháy và Xẻo Ðước - ven 2 bên bờ đầm Thị Tường. Cuộc chiến đấu quyết liệt diễn ra trong 2 ngày, quân ta bắn rơi 5 chiếc trực thăng, diệt 2 tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 32, Sư 21 nguỵ.

Anh Ba Tùng đã vĩnh viễn nằm xuống tại nghĩa trang tạm ở khu Bà Tường, năm 33 tuổi.

Tôi còn nhớ vào buổi chiều, chạng vạng tối vào một ngày tháng 6/1971, tôi đi với anh Hai Giang đến ngã tư Chín Rỗ trở ra đoạn Kinh Cũ 150 m, chống xuồng vô con mương cách bờ kinh 20 m, bước lên nhà trong lùm cây che kín. Ở địa bàn xã Trần Hợi vào thời điểm này, ban ngày phải đối phó với trực thăng địch đổ quân, ban đêm nằm trong tầm pháo bầy của Chi khu Rạch Ráng. Xóm làng đều vắng ngắt, lạnh buồn.

Anh Hai Giang thay mặt Ban Tuyên huấn huyện Trần Văn Thời xúc động chia buồn cùng gia đình anh, động viên, an ủi bà má và chị Ba - vợ anh, thắp nén nhang lên bàn thờ anh Trần Thanh Tùng.

***

Cách nay hơn 10 năm, anh Nguyễn Thế Hùng (đại tá Tỉnh đội Bạc Liêu) và anh Phạm Văn Tri (Bảy Minh, nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo Cà Mau) có liên hệ, hỏi tôi còn cất giữ bài vở, ảnh anh Ba Tùng? Các anh ở tỉnh đang tập hợp để in những tác phẩm của các nhà báo liệt sĩ. Tôi thấy chẳng khác nào người đi sưu tầm đồ cổ. Tôi lại nhớ đến cuốn nhật ký của anh Ba Tùng mà anh Tam Nghị đã cất giữ và đưa cho tôi đọc hồi chưa kết thúc chiến tranh. Nhưng anh Tam Nghị cũng không còn nữa.

Người gần gũi cùng làm báo giải phóng miền Tây với anh Tam Nghị là chú Ba Phương. Những tài liệu, sách vở của anh Tam Nghị có thể chú Ba Phương cất giữ. Sau ngày giải phóng (30/4/1975), chú Ba Phương làm Giám đốc Ðài Phát thanh Cần Thơ và cũng qua đời.

Tôi tiếc quá, chỉ còn kêu lên: Biết làm sao bây giờ? Giá mà tìm được cuốn nhật ký bìa nhựa đỏ ấy, những dòng bút tích quý giá ấy thì chúng ta sẽ có thêm một số bài ký và truyện ngắn chưa được công bố của anh Trần Thanh Tùng./.

Cái Nước, 10/2002

Nguyễn Minh

分享到: