Huyện Long Mỹ có thế mạnh về phát triển nông nghiệp,Đitheohướngnngnghiệpbềnvữsố liệu thống kê về benfica gặp f.c. porto vì vậy địa phương chọn phát triển theo hướng bền vững với nhiều cách làm, bước đi bài bản.
Nông nghiệp công nghệ cao đang là hướng đi mới của nông dân Long Mỹ.
Hiệu quả từ làm lúa kiểu mới
HTX Thương mại Dịch vụ Nông nghiệp Tuấn Tú, ở thị trấn Vĩnh Viễn, hiện có 42 thành viên, với diện tích sản xuất 90ha. Đây là một trong những đơn vị tiên phong áp dụng mô hình sinh thái “ruộng lúa - bờ hoa” của huyện Long Mỹ. Anh Thân Tuấn Linh, Giám đốc HTX, cho biết: “Xã viên của HTX chỉ làm lúa 2 vụ/năm. Vụ 3, bà con không gieo sạ mà để lúa chét, nuôi cá ruộng như: cá trê vàng, mè hoa,… một số xã viên đang thí điểm làm lúa sạ thưa định vị, diện tích khoảng 1-2ha. Trên bờ tuyến chính, cặp đường đi trồng hoa sao nhái”.
Theo bà con xã viên, từ khi áp dụng mô hình “ruộng lúa - bờ hoa”, sạ thưa định vị như cấy, kết hợp sử dụng phân bón hữu cơ, phòng trừ dịch hại bằng nấm xanh, không những giúp bà con tiết kiệm chi phí, sản phẩm làm ra an toàn cho nông dân và môi trường mà còn phù hợp định hướng sản xuất của huyện, tạo ra sản phẩm có chất lượng, giá trị gia tăng cao.
Toàn huyện Long Mỹ vụ này đã hỗ trợ nông dân thực hiện 22 mô hình “sạ hàng định vị như cấy” với tổng diện tích hơn 16,8ha. Khác với cách làm truyền thống, khi trồng lúa theo cách sản xuất mới, bà con thực hiện ghi nhật ký đồng ruộng, từ có thể kiểm soát được lượng phân, thuốc sử dụng... Tuy vậy, một số bà con vẫn chưa thực hiện đều đặn do chưa quen, đây là điều cần phải khắc phục thời gian tới.
Nói về hiệu quả của mô hình “sạ hàng định vị như cấy” đang áp dụng cho gần 8.000m2 đất ruộng nhà mình, anh Thân Tuấn Linh bày tỏ: “Khi áp dụng kỹ thuật sạ thưa định vị như cấy dịch bệnh giảm hơn do ruộng có độ thông thoáng, đặc biệt lúa không đổ ngã như trước”.
Cũng theo anh Thân Tuấn Linh, với quy trình xuống giống sạ định vị như cấy, lượng lúa giống giảm còn 40kg/ha, giảm một nửa so với sạ thưa. Bên cạnh đó, sử dụng phân lân kết hợp với phân bón hữu cơ, phân bón lá để thay thế phân bón hóa học giá đang rất cao. Phòng trị sâu, rầy gây hại bằng nấm xanh rất an toàn. Tất cả chi phí bao gồm: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật vụ này khoảng 5,5 triệu đồng/ha, trong khi nếu sạ dày, phải tốn từ 8 triệu đồng/ha. Nông dân tiết kiệm khá nhiều chi phí.
Vụ Hè thu 2022 này, HTX Thương mại Dịch vụ Nông nghiệp Tuấn Tú sử dụng giống lúa OM18 do Công ty Tín Nghĩa cung cấp, tiền lúa giống sẽ được trả vào cuối vụ. Đơn vị này cũng đứng ra bao tiêu toàn bộ lúa thương phẩm của bà con với giá 5.700 đồng/kg, cao hơn giá thị trường khoảng 100 đồng/kg.
Sản xuất theo hướng an toàn, chất lượng
Ông Lê Hồng Việt, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Long Mỹ, cho biết: Hiện nay, địa phương đã xây dựng được nhiều mô hình sản xuất hiệu quả từ cây trồng, vật nuôi như: lươn, mãng cầu và sắp tới là khóm. Hiện, các mô hình nuôi lươn, bưởi đã được đón nhận và có thị trường nên việc còn lại là chính quyền địa phương và người dân phải mở rộng sản xuất và phải đảm bảo các tiêu chuẩn mà thị trường đang cần.
“Huyện sẽ chú trọng nhân rộng các mô hình hiện có chứ không phát triển các mô hình mới. Cùng với đó là sản xuất theo hướng an toàn. Như vùng lúa của huyện sẽ lấy lợi thế về chất lượng, tiêu chuẩn để cạnh tranh với các địa phương khác chứ không đi về số lượng, sản lượng. Tập trung đầu tư công nghệ sinh học, ứng dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, công nghệ thông tin, công nghệ số để làm ra sản phẩm chất lượng, cạnh tranh về giá cả”, ông Lê Hồng Việt chia sẻ thêm.
Cũng theo Trưởng phòng NN&PTNT huyện Long Mỹ, trong tương lai, khi các tuyến cao tốc được hình thành và các tuyến đường nội tỉnh được đầu tư hoàn chỉnh sẽ là cơ hội để huyện đón đầu phát triển. Địa phương xây dựng sản phẩm nông nghiệp đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trên các tuyến cao tốc, dọc các tuyến đường. Ngoài ra, nông nghiệp công nghệ cao tại địa phương bước đầu đã có những mô hình có thể áp dụng, ứng dụng được.
Riêng đối với cây lúa, cây trồng chính của địa phương, huyện xác định sản xuất lúa phải an toàn, sạch, đảm bảo chất lượng. Với khóm, chanh không hạt, bưởi, mãng cầu, thủy sản,… huyện đã phân vùng sản xuất phù hợp với điều kiện và thế mạnh của vùng. Đặc biệt, với việc cống Cái Lớn - Cái Bé đã vận hành sẽ tạo thuận lợi cho huyện Long Mỹ tập trung khai thác thủy sản trên sông kết hợp du lịch nông nghiệp.
Ông Nguyễn Thanh Giang, Chủ tịch UBND huyện Long Mỹ, nhấn mạnh: Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục phát huy lợi thế cạnh tranh và thế mạnh để thu hút đầu tư vào một số lĩnh vực như: Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết hợp với du lịch cộng đồng; công nghiệp chế biến sau thu hoạch sản phẩm nông nghiệp; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội... Địa phương tập trung triển khai đề án phát triển nông nghiệp của huyện thích ứng với biến đổi khí hậu, trong đó tập trung quan tâm, nâng chất các HTX, cũng như thành lập các HTX, chủ yếu là các HTX nông nghiệp để phát triển nông nghiệp một cách bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.
“Tập trung xây dựng các vùng quy hoạch phát triển nông nghiệp phù hợp với thổ nhưỡng địa phương để phát huy lợi thế từng vùng. Ngoài ra, trên cơ sở hạ tầng giao thông phát triển, Đường tỉnh 931 giai đoạn 2 sẽ kết nối huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu và đường cao tốc đi qua sẽ phát triển hạ tầng về công nghiệp ở các tuyến đường này sẽ phát triển trong thời gian tới”, ông Nguyễn Thanh Giang cho biết thêm.
Tổng diện tích đã xuống giống của huyện hơn 35.845ha, đạt 91,2% (vụ lúa Đông xuân xuống giống 17.926ha; năng suất bình quân 7,73 tấn/ha; vụ lúa Hè thu đã xuống giống được 17.918). Tổng diện tích bao tiêu 16.785ha (giảm 3.546ha so với cùng kỳ). Các mô hình sản xuất, mô hình kinh tế tập thể tiếp tục được củng cố phát triển và hoạt động có hiệu quả. Từ đầu năm đến nay, đã phát triển mới 4 hợp tác xã, đạt 100%, nâng tổng số lên 39 hợp tác xã và 54 tổ hợp tác đang hoạt động (tăng 4 tổ hợp tác so với cùng kỳ). |
Bài, ảnh: MỘNG TOÀN