【lich bong hom nay】Doanh nhân, doanh nghiệp hiến kế thúc đẩy kinh tế đất nước

[Ngoại Hạng Anh] 时间:2025-01-12 06:41:46 来源:Empire777 作者:Nhận Định Bóng Đá 点击:175次

t9

Toàn cảnh diễn đàn.

Đã có 100 tham luận của các doanh nghiệp (DN),ândoanhnghiệphiếnkếthúcđẩykinhtếđấtnướlich bong hom nay doanh nhân với nhiều đề xuất, kiến nghị nhằm hiến kế với Đảng, Chính phủ hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển kinh tế đất nước.

Lấy đổi mới sáng tạo làm nền tảng phát triển kinh tế

Tại diễn đàn, Chủ tịch Tập đoàn BRG, Phó Chủ tịch thường trực Hội DN tư nhân Việt Nam - bà Nguyễn Thị Nga cho biết, để phát triển kinh tế cần xây dựng, phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn là thế mạnh của quốc gia. Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển du lịch, đặc biệt là phát triển du lịch cao cấp. Theo đó, cần có chiến lược ở tầm quốc gia để đầu tư cơ sở hạ tầng, có ngân sách đầu tư cho hệ thống cơ sở đạt tiêu chuẩn quốc tế thu hút du khách cao cấp.

Ngoài ra, cần phát triển thêm các mô hình cửa hàng miễn thuế, đặc biệt là tại các sân bay để khuyến khích du khách quốc tế chi tiêu. Điều này theo bà Nga, Việt Nam có thể học tập Nhật Bản, Hàn Quốc…, các quốc gia rất thành công với mô hình cửa hàng miễn thuế.

Để nền kinh tế tư nhân phát triển, bà Nga cho rằng, ngoài các chính sách vĩ mô, cần đảm bảo cạnh tranh công bằng giữa các thành phần kinh tế, có chính sách cụ thể để các thành phần kinh tế nhận được những ưu đãi công bằng, không quá ưu tiên cho DN đầu tư nước ngoài (FDI). Đồng thời, tăng cường bảo hộ cho DN tư nhân, đặc biệt là các DN có đóng góp lớn tạo thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Ngoài ra, cần cho phép DN tư nhân tham gia vào các lĩnh vực mà Nhà nước vẫn độc quyền như đường sắt, truyền tải điện và hạ tầng hàng không…

“DN tư nhân có đủ kinh nghiệm, nguồn lực dồi dào, có thể vận hành linh hoạt để phát triển các dự án lớn, giúp Chính phủ hạn chế nợ công, đồng thời tận dụng được nguồn vốn tư nhân và vốn FDI” - bà Nga cho biết.

Ngoài ra, theo bà Nga, Chính phủ cần đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính hơn nữa để hỗ trợ DN tư nhân cũng như tránh được các tiêu cực, nhũng nhiễu.

Cuối cùng, bà Nga đã mạnh dạn đề xuất Đảng và Chính phủ có thể nâng cao hơn nữa vai trò của DN tư nhân trong nền kinh tế. Để cạnh tranh công bằng với các DN nhà nước, Chính phủ nên có những chính sách tạo sự bình đẳng giữa các loại hình DN.

GS. TS Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội DN đầu tư nước ngoài cũng cho rằng, Đảng và Nhà nước cần có cơ chế để khuyến khích cạnh tranh, lấy đổi mới sáng tạo là nền tảng để phát triển kinh tế.

Để chứng minh, ông Mại đưa ra nhận xét, cùng với sự đổi mới chính sách kinh tế, tại Việt Nam ngày càng có nhiều DN tư nhân có năng lực để thực hiện các dự án lớn. Cụ thể là Tập đoàn Đèo Cả đã thi công nhiều dự án giao thông trọng điểm của đất nước; Tập đoàn Vingroup ngoài phát triển các dự án bất động sản, gần đây đang mở rộng đầu tư cho công nghiệp ô tô, điện thoại để xuất khẩu các sản phẩm công nghệ ra thế giới.

Do đó, để tập đoàn kinh tế tư nhân phát triển, theo ông Mại, Chính phủ cần hình thành mô hình tập đoàn kinh tế tập hợp nhiều thành viên, công ty mẹ là hạt nhân liên kết các công ty con, đồng thời có chiến lược kinh doanh toàn cầu. Bên cạnh đó, cần phát triển chiến lược thương hiệu để hình thành nhiều tập đoàn có uy tín trong nước và quốc tế.

Cũng theo ông Mại, Chính phủ cần hoàn thiện khung pháp lý để DN phát triển bền vững cũng như áp dụng các chính sách đơn giản, khuyến khích DN đổi mới công nghệ, tạo cơ hội hợp tác, giúp DN có cơ hội vươn ra hoạt động tại nước ngoài.

Đào tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế số

Tại diễn đàn, nhiều đề xuất, kiến nghị cũng xoay quanh những tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến nền kinh tế của đất nước.

Ông Nguyễn Đình Thắng - Chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng LienVietPostBank cũng chia sẻ, tất cả các nước trên thế giới đang bước vào cuộc cạnh tranh 4.0 mà trọng tâm là nền kinh tế số, Việt Nam không nằm ngoài guồng quay này. Trong cuộc đua này, ai có chiến lược tốt hơn, chạy nhanh hơn sẽ về đích sớm hơn.

Theo ông Thắng, Việt Nam cũng có lợi thế trong việc thực hiện chuyển đổi số để bước vào nền kinh tế số vì tại Việt Nam, đa phần vẫn là các DN nhỏ và vừa, chưa đầu tư nhiều vào công nghệ nên có thể đầu tư ngay công nghệ mới.

Tuy nhiên, để làm tốt vấn đề này, Nhà nước nên tạo ra những nền tảng hỗ trợ DN để giảm thiểu các rủi ro. Đồng thời, tạo ra những nền cơ sở dữ liệu quốc gia dùng chung có phân quyền để hỗ trợ cho chuyển đổi số. Nhà nước phải có chính sách cung ứng nguồn nhân lực công nghệ cao cho chuyển đổi số, cần có sự tư vấn hỗ trợ công nghệ cho DN và tuyên truyền tốt để giúp DN hiểu được lợi ích của quá trình chuyển đổi số.

Cũng đồng quan điểm trên, ông Phan Hoàng Tuấn - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Xây dựng Gia Thy cũng chia sẻ, kinh tế số đang ngày càng thâm nhập vào cuộc sống, Chính phủ cần tăng cường chính sách phát triển đào tạo nguồn nhân lực để phát triển kinh tế số. Cùng với đó, cần thúc đẩy các loại hình thanh toán sử dụng công nghệ hiện đại, có chính sách khuyến khích công nghệ tài chính phát triển. Để bắt kịp thế giới, nên học tập các mô hình của các nước phát triển...

Phát biểu kết luận diễn đàn, ông Nguyễn Hữu Nghĩa - Phó trưởng Ban KTTW cho biết, tất cả các phản ánh, góp ý của DN, doanh nhân cho thấy tinh thần DN, doanh nhân hết lòng vì Đảng, Chính phủ và nhân dân. Đảng và Chính phủ trân trọng lắng nghe các ý kiến góp ý, tiếp thu các đề xuất, sáng kiến hay của DN, doanh nhân tư nhân để lãnh đạo, điều hành đất nước phát triển nhanh và bền vững.

“Việt Nam cũng có lợi thế trong việc thực hiện chuyển đổi số để bước vào nền kinh tế số vì tại Việt Nam, đa phần vẫn là các DN nhỏ và vừa, chưa đầu tư nhiều vào công nghệ nên có thể đầu tư ngay công nghệ mới. Tuy nhiên, để làm tốt vấn đề này, Nhà nước nên tạo ra những nền tảng hỗ trợ DN để giảm thiểu các rủi ro. Đồng thời, tạo ra những nền cơ sở dữ liệu quốc gia dùng chung có phân quyền để hỗ trợ cho chuyển đổi số”.

Ông Nguyễn Đình Thắng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng LienVietPostBank

Vân Hà

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接