当前位置:首页 > La liga > 【diễn biến chính udinese gặp lecce】Doanh nghiệp lo thiếu lao động

【diễn biến chính udinese gặp lecce】Doanh nghiệp lo thiếu lao động

2025-01-26 00:27:00 [La liga] 来源:Empire777

Dù chưa phải vào giai đoạn cao điểm sản xuất nhưng tình trạng thiếu lao động tại các khu,ệplothiếulaođộdiễn biến chính udinese gặp lecce cụm công nghiệp trong tỉnh đang ở mức báo động. Điều này khiến cho các doanh nghiệp cảm thấy lo lắng, khi số lượng dự án mới đi vào hoạt động ngày một gia tăng.

Các doanh nghiệp chế biến thủy sản đang “vật lộn” với bài toán tuyển lao động.

Trước cổng Công ty Cổ phần (CP) Thủy sản Nam Sông Hậu, Khu công nghiệp (KCN) Sông Hậu, tấm bảng thông báo tuyển dụng 500 lao động vẫn còn treo nhưng đã cũ, bạt màu. Bảo vệ công ty cho biết đến nay vẫn chưa tuyển đủ số lượng. Còn tại một số công ty khác, mặc dù băng rôn kéo khắp các con đường vào KCN nhưng số lượng lao động tuyển được rất hạn chế. 

Chưa đến hẹn đã thiếu

“Nhiều tháng nay, công ty phải chạy đôn chạy đáo đến các xã, huyện để khảo sát và tuyển dụng lao động nhưng vẫn không tuyển được bao nhiêu. Việc này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, nếu dự án mở rộng của đơn vị đi vào hoạt động. Ngoài ra, chúng tôi đã đi “gõ cửa” các ngành và xin tuyển thêm lao động từ nơi khác về. Nhu cầu khoảng 7.000 lao động nên việc tìm và đào tạo trong thời gian ngắn là khó khả thi”, ông Trần Minh Công Khoa, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Lạc Tỷ II, ở KCN Tân Phú Thạnh, thừa nhận.

Còn ông Tôn Ngọc Mẫn, Giám đốc Hành chính - Nhân sự, Công ty CP Thủy sản Minh Phú - Hậu Giang, thông tin: “Kể từ khi kho lạnh đi vào hoạt động, công ty chủ động hơn về nguyên liệu nên cần một lượng công nhân ổn định. Ngay trong kế hoạch đầu năm, công ty đã chuẩn bị sẵn sàng bằng việc phát thông báo tuyển 2.000 lao động hồi trước Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, xoay xở trong mấy tháng đầu năm nay, chỉ mới tuyển được 300 người, số còn lại dự báo sẽ thực hiện rất vất vả. Bởi ngoài Minh Phú - Hậu Giang còn khá nhiều công ty khác đang có nhu cầu về lao động. Đặc biệt là thị trường cá tra, tôm nguyên liệu đang có nhiều khởi sắc”. 

Không riêng gì Công ty CP Thủy sản Minh Phú - Hậu Giang, các công ty sắp đi vào hoạt động khác như Công ty CP Mekong Logistics, Công ty TNHH MTV Dịch vụ Hàng hải Hậu Giang cũng vất vả tuyển dụng nguồn lực có trình độ chuyên môn đến lao động phổ thông. Đó là chưa kể, nhiều lao động tự ý bỏ việc đi nơi khác làm ngày một nhiều. “Chúng tôi cần lao động có trình độ để phục vụ cho dịch vụ logistics nên cần kỹ sư cơ điện, hoặc các chuyên ngành liên quan đến kỹ thuật điện tử, điện lạnh. Thế mà số hồ sơ nộp vào vỏn vẹn vài ba bộ, khi xét duyệt lại thì chưa đạt hồ sơ nào”, ông Đào Bá Khương, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Mekong Logistics, than thở.

Tăng áp lực cạnh tranh

Theo Ban Quản lý các KCN tỉnh, thiếu hụt lao động có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là ngay từ đầu năm 2017, các doanh nghiệp phát triển trở lại nên cần bù đắp lại số lao động mà họ đã cho nghỉ bớt do thời kỳ khủng hoảng kinh tế trước đây. Chưa kể là sau Tết Nguyên đán, nhiều công nhân không trở lại làm việc, bởi mức thu nhập chênh lệch nhiều so với các tỉnh, thành khác như Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh. Thêm vào đó, nhiều doanh nghiệp mở rộng quy mô, đặt thêm dây chuyền máy móc, thiết bị nhằm đẩy mạnh sản xuất nên cũng cần tăng cường lao động. Điều này vô hình trung trở thành áp lực lớn, kể cả doanh nghiệp đã hoạt động nhiều năm.

Đáng nói là khi nhu cầu tuyển dụng lao động tăng cao, nguồn cung thiếu sẽ rất dễ xảy ra việc cạnh tranh lao động giữa các doanh nghiệp. Ông Nguyễn Ngọc Điện, Phó Trưởng Ban Quản lý các KCN tỉnh, phân tích: “Cùng một ngành nghề sản xuất, nếu công ty này không đảm bảo các điều kiện cho công nhân thì họ sẽ chán nản. Như vậy doanh nghiệp khác sẽ tận dụng cơ hội để tuyển về cho đơn vị họ. Bởi công nhân đã qua đào tạo sẽ giảm được khoảng thời gian học việc đáng kể. Thực tế này đã và đang xảy ra ở các doanh nghiệp. Chưa kể là đối với những ngành nghề khác nhau cũng có sự cạnh tranh quyết liệt”.

Rõ ràng, người lao động nhận lương và mức thưởng chưa tương xứng chính là nguyên nhân chủ yếu khiến cho tình trạng khan hiếm lao động ở các doanh nghiệp tại KCN tỉnh càng thêm trầm trọng. “Tôi đang đắn đo xin nghỉ ở công ty hiện làm và nộp đơn vào công ty khác có mức lương tương xứng hơn. Trong khi nhiều doanh nghiệp họ tuyển với mức lương khá cao, vậy mà công ty tôi đang làm, dù mức lương đã cải thiện nhưng khối lượng công việc quá lớn, thường xuyên tăng ca. Làm vài tháng, tôi đã thấy sức khỏe suy giảm hẳn”, một công nhân nữ của Công ty CP Thủy sản Minh Phú - Hậu Giang, chia sẻ.

Bà Hồ Thu Ánh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, cho biết: “Bản thân tôi từng trực tiếp đi vận động người dân vào làm trong các doanh nghiệp. Họ thường đặt câu hỏi là làm ở công ty này lương bao nhiêu, công việc cụ thể cho từng vị trí ra sao, rồi chế độ hỗ trợ bổ sung cho lao động thế nào? Quả thật, có nhiều câu hỏi tôi chưa trả lời được. Bởi, một số thông tin từ doanh nghiệp chúng tôi chưa nhận được. Nói thế có nghĩa là doanh nghiệp mong mỏi tuyển lao động nhưng người lao động cũng cần việc làm nhưng hai nhu cầu này chưa gặp nhau. Mặt khác, chúng tôi là những người hỗ trợ đưa thông tin cho doanh nghiệp mà vẫn chưa nhận được sự phối hợp từ phía doanh nghiệp”.

Bài, ảnh: KIM ĐIỀU

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

推荐文章
热点阅读