【xỉu hay xĩu】Tổng rà soát hoạt động nhập khẩu phế liệu

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Mai Xuân Thành phát biểu tại họp báo. Ảnh: Hải Anh

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Mai Xuân Thành phát biểu tại họp báo. Ảnh: Hải Anh

Cơ quan hải quan vừa qua đã quyết liệt ngăn chặn tình trạng nhập lậu phế liệu có khả năng gây ô nhiễm môi trường,ổngràsoáthoạtđộngnhậpkhẩuphếliệxỉu hay xĩu theo chủ trương của Chính phủ, chỉ đạo của Bộ Tài chính.

Không để Việt Nam trở thành “bãi rác” của thế giới

Qua theo dõi của cơ quan hải quan, số lượng phế liệu NK năm 2017 tăng hơn 2 lần so với năm 2016. Trong đó, khối lượng sắt, thép, nhựa, giấy và xỉ hạt nhỏ là những loại phế liệu có khối lượng tăng từ 200% đến 400% so với tổng khối lượng NK năm 2016. Đặc biệt trong 5 tháng đầu năm 2018, khối lượng nhựa phế liệu NK tăng đột biến gần 200% so với cả năm 2017. Đáng chú ý, nhiều lô hàng phế liệu NK không đáp ứng các điều kiện quy định về bảo vệ môi trường, nên doanh nghiệp (DN) không đến làm thủ tục hải quan hoặc không được cơ quan hải quan giải quyết thủ tục thông quan. Điều này dẫn đến tình trạng có một lượng lớn các loại phế liệu NK đang tồn đọng tại các cảng biển Việt Nam.

Tại cuộc họp báo chuyên đề về công tác quản lý hải quan đối với phế liệu NK của Tổng cục Hải quan chiều 30/7, ông Âu Anh Tuấn, quyền Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan cho biết, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý chặt chẽ NK phế liệu vào Việt Nam, không để Việt Nam trở thành “bãi rác” của thế giới, Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo các cơ quan hải quan địa phương, các đơn vị nghiệp vụ tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong NK phế liệu.

Cụ thể, Tổng cục Hải quan đã hướng dẫn cơ quan hải quan địa phương thực hiện các biện pháp siết chặt phế liệu NK. Trong đó có biện pháp ngăn chặn từ xa khi hàng hóa vẫn còn trên tàu, chưa dỡ hàng xuống cảng đối với hàng hóa là chất thải, phế liệu không đáp ứng điều kiện, quy chuẩn môi trường vào lãnh thổ, trên cơ sở rà soát, phân tích thông tin hàng hóa khai báo trên bản lược khai hàng hóa (manifest). Đối với hàng hóa là phế liệu thuộc danh mục phế liệu được phép NK từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, nhưng chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường thì cơ quan hải quan xác định không đủ cơ sở để xem xét thông quan.

Ông Tuấn cho biết, nhờ chủ động xây dựng và triển khai ngay các kế hoạch kiểm soát rủi ro, phòng chống buôn lậu, kiểm tra sau thông quan, giám sát quản lý đối với mặt hàng phế liệu NK, bước đầu đã phát hiện, xử lý nghiêm những trường hợp có hành vi gian lận, NK phế liệu không đáp ứng về điều kiện, yêu cầu về bảo vệ môi trường theo đúng quy định của pháp luật.

Kiểm tra 100% các lô hàng phế liệu NK đã đăng ký tờ khai

Ông Mai Xuân Thành, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cho biết, lãnh đạo Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo Cục Điều tra chống buôn lậu chủ trì triển khai kế hoạch điều tra, xác minh, xử lý vi phạm trong hoạt động NK phế liệu; tổ chức điều tra, xác minh các trường hợp có dấu hiệu phạm tội trong hoạt động NK phế liệu từ tháng 1/2016 đến 5/2018 và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật. Cơ quan này đã tập trung vào đấu tranh làm rõ các hành vi làm giả giấy xác nhận NK phế liệu, sửa chữa thời gian thực hiện, khối lượng, chủng loại phế liệu được xác nhận NK; làm giả, sửa chữa thông báo NK phế liệu của các cơ quan có thẩm quyền.
Biểu đồ

Theo đó, đối với hàng hóa là phế liệu nhưng người nhận hàng thể hiện trên bản manifest không có tên trong danh sách DN đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường hay sở tài nguyên và môi trường cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong NK phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, cơ quan hải quan sẽ thông báo cho các hãng tàu vận chuyển hàng hóa, DN kinh doanh cảng về việc không được phép dỡ lô hàng phế liệu đó xuống cảng; đồng thời, yêu cầu hãng tàu phải vận chuyển hàng hóa, tái xuất này ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Đối với trường hợp phế liệu NK đã đăng ký tờ khai làm thủ tục hải quan, cơ quan hải quan tiến hành lấy mẫu, kiểm tra thực tế 100% các lô hàng NK để đánh giá việc chấp hành quy định về pháp luật hải quan và pháp luật bảo vệ môi trường. Trường hợp phát hiện vi phạm sẽ kiên quyết xử lý theo quy định của pháp luật.

Vụ việc điển hình về nhập lậu phế liệu vào Việt Nam gần đây được cơ quan hải quan phát hiện là trường hợp của Công ty Đức Đạt. Đội 7, Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan đã tiếp nhận tổng số 635 tờ khai NK nhựa phế liệu của Công ty Đức Đạt. Điều đáng nói, tại Cục Hải quan Bà Rịa - Vũng Tàu có 22 tờ khai, Công ty Đức Đạt đã sử dụng 22 bản sao giấy chứng nhận và 22 bản sao thông báo việc NK phế liệu do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Bình cấp, với tổng trọng lượng trên các thông báo là 578,1 tấn, và số lượng thực tế Công ty Đức Đạt NK về cảng Cái Mép, Bà Rịa - Vũng Tàu là 498 tấn. Cùng với giấy chứng nhận trên, Công ty Đức Đạt đăng ký thủ tục NK cho 613 tờ khai tại Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh; đã NK về cảng Sài Gòn khu vực (KV) 1 và cảng Sài Gòn KV 3 là 12.547 tấn phế liệu. Trên thực tế, cơ quan hải quan đã chứng minh, hơn 1.000 bộ hồ sơ NK nhựa phế liệu, DN này chỉ sử dụng một giấy chứng nhận đủ điều kiện NK phế liệu do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Bình cấp.

Căn cứ kết quả điều tra xác minh và những chứng cứ, tài liệu đã thu thập được ngày 17/7/2018, cơ quan hải quan đã khởi tố Công ty Đức Đạt về tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và chuyển hồ sơ vụ việc cho cơ quan công an tiếp tục điều tra làm rõ hành vi sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để chứng nhận đủ điều kiện NK phế liệu về TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu…

Theo ông Mai Xuân Thành, Tổng cục Hải quan đang tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng rà soát hoạt động của DN NK phế liệu tại các cửa khẩu trên toàn quốc, kịp thời phát hiện, kiên quyết khởi tố, chuyển cơ quan công an mở rộng điều tra và xử lý DN vi phạm theo quy định của pháp luật…

Theo Tổng cục Hải quan, có 2 khu vực cảng biển tồn đọng phế liệu NK lớn tại TP. Hồ Chí Minh và Hải Phòng. Cụ thể, tính đến ngày 25/7 tại cảng Cát Lái – TP. Hồ Chí Minh còn 3.579 container phế liệu; tính đến ngày 5/7 tại cảng Hải Phòng còn 1.485 container phế liệu.

* Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương:

Cần ràng buộc trách nhiệm chủ tàu

Ông Trần Thanh Hải
 Ông Trần Thanh Hải

Trước tình trạng phế liệu tràn về như hiện nay, nếu không có những biện pháp ngăn chặn hữu hiệu, phế liệu sẽ tiếp tục đổ về Việt Nam. Hiện nay, đa phần hàng nhập cảng Việt Nam rồi mới biết đó là có phế liệu hay không. Trong quá trình đang tiến hành xử lý hàng hóa thì chủ tàu đã rời đi, do đó không kịp trả lại nếu đó là hàng phế liệu vi phạm. Vì vậy, Bộ Công thương đề xuất cần ràng buộc trách nhiệm chủ tàu, yêu cầu các hãng tàu trước khi vận chuyển phải kiểm tra hàng hóa, nếu có phế liệu thì người gửi phải chứng minh được có giấy phép theo quy định của Việt Nam mới vận chuyển. Đồng thời, liên đới trách nhiệm nếu chủ tàu cố tình vi phạm, cần cương quyết xử lý.
Hiện chúng ta chưa thể cấm nhập 100% phế liệu nhưng phải có chiến lược sử dụng. Cần xem xét tính cấp thiết của việc nhập khẩu phế liệu trong mối tương quan với khả năng gây ô nhiễm môi trường, nếu không có công nghệ xử lý an toàn thì không cho phép nhập khẩu. Đồng thời, cần tận dụng nguồn phế liệu trong nước và ưu tiên việc nhập phế liệu cho các doanh nghiệp có công nghệ tái chế hiện đại, nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường ở mức thấp nhất.

* Ông Trịnh Thế Cường - Trưởng phòng Vận tải và dịch vụ hàng hải - Cục Hàng hải Việt Nam:

Thành lập tổ công tác liên ngành xử lý hàng phế liệu tồn đọng

Ông Trịnh Thế Cường
 Ông Trịnh Thế Cường

Trong quá trình thực hiện xử lý hàng hóa tồn đọng, vấn đề xác lập quyền sở hữu nhà nước đối với hàng hóa tồn đọng, trình tự thực hiện bán đấu giá chưa quy định quyền và nghĩa vụ các bên và nhiều vấn đề liên quan khác... Đây là những nguyên nhân gây khó khăn làm chậm quá trình thanh lý hàng hoá tồn đọng.
Để kịp thời có biện pháp xử lý hàng hoá tồn đọng theo đúng quy định của pháp luật và tránh gây ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) hàng hóa tại cảng biển, tôi cho rằng cần có một số giải pháp cấp bách. Cụ thể, các cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường phối hợp để kiểm soát hàng phế liệu NK tại cảng biển; thành lập Tổ công tác liên ngành trực tiếp làm việc với chủ hàng, doanh nghiệp XNK và các bên liên quan để sớm có giải pháp cụ thể đối với các lô hàng tồn đọng cần giải phóng, giảm ùn tắc hàng hóa tại cảng biển.
Để giảm tình trạng phế liệu không rõ chủ hàng NK vào Việt Nam, hãng tàu hoặc đại lý hãng tàu tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển hàng hóa là sắt, thép, nhựa, giấy đã qua sử dụng. Theo đó, cần yêu cầu chủ hàng có giấy phép nhập khẩu của lô hàng phế liệu được cơ quan có thẩm quyền cấp còn hiệu lực trước khi đưa hàng lên tàu tại các cảng xuất khẩu.

* Luật sư Dương Thị Thu Thủy, Công ty Luật Thân Tín:

Cấm kinh doanh với những doanh nghiệp đã vi phạm

Dương Thị Thu Thủy
Bà Dương Thị Thu Thủy

Tình trạng nhập khẩu phế liệu vào Việt Nam thời gian qua diễn biến phức tạp, nghiêm trọng, gây nhiều hệ lụy cho môi trường Việt Nam. Sở dĩ có tình trạng trên, nguyên nhân chính vẫn do việc vận chuyển, nhập khẩu “rác” mang lại lợi nhuận cao nên các doanh nghiệp, cá nhân trong nước tìm mọi cách “lách luật”, ngụy trang dưới nhiều hình thức khác nhau, thậm chí phạm pháp để thu lợi bất chính. Mặt khác, việc xử lý hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường còn quá nhẹ, không đủ sức răn đe. Số tiền phạt vi phạm hành chính quá nhỏ so với lợi nhuận thu được nên các doanh nghiệp vẫn tiếp tục vi phạm.
Theo quy định của pháp luật hình sự, hành vi gây ô nhiễm môi trường trong việc nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Điều 235 Bộ luật Hình sự năm 2015, tại Điều 236, 239 của Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự năm 2017. Tuy nhiên, để đưa ra truy tố hình sự phải làm công tác giám định để định tính (tìm xem có chất gì thuộc chất cấm), định lượng cũng rất phức tạp, đồng thời doanh nghiệp đó phải vi phạm tới khối lượng nhất định mới bị xử lý hình sự. Do đó, để tăng tính răn đe cần cấm kinh doanh đối với những doanh nghiệp vi phạm, không cần phải xem xét đến khối lượng, để doanh nghiệp buộc phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường khi nhập phế liệu về Việt Nam.

Nhóm PV (thực hiện)

Ngoại Hạng Anh
上一篇:Cục Thuế Cao Bằng triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp, phấn đấu thu vượt dự toán năm 2025
下一篇:Giá vàng nhẫn tại Công ty Phú Quý chính thức đắt hơn giá vàng SJC