Khai thác giá trị văn hoá trong phát triển sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Phát triển thị trường cho sản phẩm miền núi,ĐưavănhoávàosảnxuấttiêuthụsảnphẩmmiềnnúivùngdântộcCầntổnghoànhiềugiảiphánhận định soi kèo bayern munich vùng đồng bào dân tộc Longform | Đặc sản miền núi được ưa chuộng trên sàn thương mại điện tử |
Thưa bà, hiện nay chúng ta đang có những chính sách và hoạt động như thế nào để phát triển sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi? Những giá trị văn hóa của các dân tộc được đề cập như thế nào trong các chính sách này?
Bà Bế Hồng Vân - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách dân tộc, Ủy ban Dân tộc |
Những năm trước đây, vấn đề hỗ trợ phát triển sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã được thực hiện lồng ghép trong các chương trình, chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Ví dụ như các chính sách hỗ trợ về phát triển sản xuất, chuyển đổi nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số; Chương trình ứng dụng chuyển giao khoa học công nghệ để phát triển kinh tế xã hội vùng nông thôn, miền núi và vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số; Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo; Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”…
Đến năm 2021, vấn đề phát triển thương mại miền núi, vùng dân tộc thiểu số được thể hiện rất rõ nét ở dự án 3 của Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2030.
Cụ thể, tiểu dự án 2 của dự án này đã đưa ra mục tiêu là hỗ trợ các dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị phù hợp với từng vùng, miền và sẽ khai thác tiềm năng, lợi thế theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho hộ gia đình và giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Bên cạnh đó, yếu tố giá trị văn hóa các dân tộc đã được thể hiện cụ thể tại dự án 6 trong chương trình này, đó là bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc thiểu số gắn với du lịch. Trong đó đã đề ra phương hướng rất rõ là khai thác thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, về văn hóa, ẩm thực độc đáo, đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số để thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm và du lịch lịch sử văn hóa, đẩy mạnh việc phát triển du lịch xanh gắn với việc tôn trọng yếu tố tự nhiên cũng như văn hóa địa phương, vùng dân tộc thiểu số.
Nhờ đó, đến nay đã tổ chức được 445 mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị và 402 mô hình phát triển sản xuất cộng đồng; tạo được 249 mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và tổ chức được 52 sự kiện kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng như các sự kiện lễ hội gắn thương mại với du lịch; sự kiện quảng bá tiêu thụ sản phẩm của đồng bào… Đặc biệt, đã tổ chức được 35 hội nghị tập huấn về năng lực thương mại, trong đó có tập huấn về kỹ năng thương mại, kỹ năng bán hàng - kinh doanh với sự tham gia của hơn 1.400 đồng bào dân tộc thiểu số. Những con số này hiện nay vẫn đang được chúng tôi tiếp tục cập nhật.
Theo bà, giá trị văn hóa dân tộc có vai trò như thế nào trong việc phát triển các sản phẩm của bà con vùng đồng bào dân tộc và thiểu số? Hiện nay các địa phương, các doanh nghiệp đã khai thác giá trị này như thế nào và cần lưu ý những gì để phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển sản phẩm của bà con?
Qua nghiên cứu và tổng hợp một số mô hình chuỗi giá trị đã thành công triển khai trên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, có thể chỉ ra năm yếu tố quan trọng góp phần tạo nên thành công của các chuỗi giá trị này.
Việc gắn giá trị văn hoá vào sản phẩm sẽ giúp sản phẩm của bà con miền núi, vùng dân tộc được tiêu thụ tốt hơn |
Yếu tố thứ nhấtlà nội lực của chủ chuỗi giá trị, bao gồm: trình độ học vấn, trải nghiệm thực tế, lòng khát khao cũng như niềm tự hào về cộng đồng và văn hóa tộc người.
Thứ hailà tiếp cận kỹ thuật.
Thứ balà khai thác tri thức địa phương qua việc phát triển sản phẩm.
Thứ tưlà sự kết nối, thể hiện qua chương trình chính sách, qua chuyên gia hoặc khoa học công nghệ.
Thứ nămlà phát huy truyền thống văn hóa, được tiếp cận và sử dụng qua hai góc độ.
Một là, phát huy văn hóa truyền thống thông qua phát triển du lịch cộng đồng.Mô hình này đã được áp dụng tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình bằng việc khai thác tài nguyên văn hóa của dân tộc Dao, theo đó những ngôi nhà cổ của người dân được dùng làm nơi lưu trú cho khách du lịch. Bên cạnh đó là trải nghiệm làm giấy gió, dệt thổ cẩm theo phương thức truyền thống, khám phá ẩm thực cũng như chứng kiến các lễ hội văn hóa của đồng bào dân tộc Dao. Tương tự như huyện Đà Bắc, mô hình du lịch tại huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La cũng mang đến cho du khách những trải nghiệm về văn hóa, tập quán sinh hoạt của đồng bào dân tộc Mông.
Hai là, phát huy văn hóa truyền thống thông qua marketing. Ngày nay, để tăng tính nhận diện thương hiệu, các nhà sản xuất đã in những hình ảnh về hoa văn truyền thống của đồng bào dân tộc lên bao bì sản phẩm. Điều này cũng được thể hiện qua việc đặt tên cho các sản phẩm. Điển hình là Công ty Arathai của Sơn La đã đặt tên sản phẩm cà phê mà công ty này sản xuất với ý nghĩa là “cà phê arabica của dân tộc Thái”. Một ví dụ khác là đặt tên cho Hợp tác xã theo tên món ăn truyền thống của đồng bào dân tộc, theo đó, Hợp tác xã Bún Ngũ Sắc Tố Mười ở Cao Bằng được đặt theo món ăn truyền thống bún ngũ sắc của dân tộc Tày.
Ara Thai đã sử dụng câu chuyện văn hoá đối với sản phẩm cà phê. Theo đó, công ty đã xây dựng sách ảnh về quá trình thu hoạch và chế biến hạt cà phê tươi đồng thời lồng ghép những giá trị về văn hóa.
Bên cạnh đó, một vấn đề được phát hiện và quan tâm là mối quan hệ giữa văn hóa truyền thống và phát triển chuỗi giá trị. Thông qua việc khai thác giá trị truyền thống, doanh nghiệp cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho thị trường; và một khi nhận được sự công nhận của thị trường, những sản phẩm đó sẽ góp phần bảo tồn văn hóa và quảng bá truyền thống văn hóa tốt đẹp.
Rõ ràng rất cần có sự hợp lực từ các cấp, các ngành, các địa phương, doanh nghiệp và bà con để có thể vừa lưu giữ giá trị văn hóa, vừa phát triển sản phẩm của bà con.
Thưa bà, trong thời gian tới, sẽ có các chính sách hỗ trợ và giải pháp gì để thúc đẩy phát triển các sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi mang đậm giá trị văn hóa dân tộc?
Có thể nói đến thời điểm này, về quan điểm cũng như định hướng, mục tiêu về việc hỗ trợ phát triển sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã được thể hiện rất nhiều trong các văn bản của Chính phủ. Tôi nghĩ thời gian tới chúng ta phải có những hành động cụ thể và hiệu quả để đạt được những mục tiêu.
Từ 5 yếu tố mà tôi đã nói ở trên, thời gian tới, chúng ta cần phải tập trung vào một số nội dung như sau:
Thứ nhất, cần phải tạo một môi trường kết nối các đối tác tham gia vào liên kết chuỗi giá trị gồm cơ quan chính quyền, đó là đại diện cho cơ chế, chính sách.
Thứ hai,các doanh nghiệp trên địa bàn đã triển khai thành công trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số có vai trò là hỗ trợ kỹ thuật cũng như là tạo động lực, chúng tôi gọi tắt là động lực kéo.
Thứ ba,các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội cũng như các chuyên gia phải góp phần vào việc trợ giúp cho việc nghiên cứu cũng như phát triển sản phẩm, dịch vụ và mở rộng thị trường và tất nhiên là cộng đồng dân tộc thiểu số.
Thứ tư,chúng ta phải đưa những yếu tố tri thức, những văn hóa truyền thống cũng như cố kết cộng đồng vào trong tiêu chí để lựa chọn những dự án hỗ trợ phát triển chuỗi giá trị.
Thứ năm,các chính sách hỗ trợ cần đơn giản hóa về thủ tục. Cái này đúng là một câu chuyện đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Có cơ chế hỗ trợ trong quá trình. Quá trình để phát triển một chuỗi mô hình cần thời gian khá là dài, từ bắt đầu xuất phát điểm và đến lúc có sản phẩm, dịch vụ và được thị trường công nhận, cũng phải đến 2 - 3 năm. Việc hỗ trợ theo quá trình là một công việc rất quan trọng mà chúng ta cần phải lưu ý trong các cơ chế, chính sách.
Thứ sáu,xây dựng phát triển mạng lưới cộng tác viên ở các địa phương. Đây là một lực lượng tôi nghĩ đóng góp rất quan trọng trong việc phát hiện những mô hình đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
Đặc biệt phải lưu ý đến đội ngũ nghệ nhân tại địa phương. Hầu như các chính sách chưa được thể hiện rõ.
Thứ bảy,tôi nghĩ chúng ta phải thay đổi tư duy về việc củng cố những khôi phục các thiết chế văn hóa truyền thống như ngày xưa nó được thông qua công tác tuyên truyền. Tôi nghĩ là đến bây giờ chúng ta phải biến những việc hỗ trợ củng cố, khôi phục các thiết chế văn hóa truyền thống thành việc tăng thu nhập cho cộng đồng, thông qua phát triển du lịch cũng như là các sản phẩm khai thác văn hóa truyền thống.
Xin cảm ơn bà!