Mặc dù còn 2 tháng nữa mới kết thúc năm,ànhcôngnghiệpkhẳngđịnhthếmạkèo cá cược tây ban nha với tiến độ đạt khá đến thời điểm này sản xuất công nghiệp năm 2019 được đánh giá duy trì tốc độ phát triển, đạt mức tăng trưởng khá so cùng kỳ năm trước. Nổi bật là lĩnh vực công nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng trưởng khá cao, liên tục nhiều năm qua đã đóng góp lớn vào tăng trưởng chung của nền kinh tế tỉnh. Theo dự ước, đến cuối năm 2019 giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh ước đạt 32.800 tỷ đồng, đạt 112,5% kế hoạch, tăng 10,9% so năm 2018. Trong đó, đóng góp nhiều nhất vào giá trị sản xuất công nghiệp vẫn là công nghiệp chế biến, chế tạo 16.272 tỷ đồng (tăng 1,8%). Tiếp đến là sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí 15.675 tỷ đồng (tăng 22,8%). Ngoài ra, công nghiệp khai khoáng đóng góp 547 tỷ đồng (tăng 0,14%); cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải 302 tỷ đồng (tăng 10,5%). Dự ước, đến cuối năm có 15/16 sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng so với năm 2018, trong đó sản lượng điện sản xuất tăng khá cao (tăng 26,2%).
Từ đầu năm đến nay các công trình, dự án điện, nhất là các dự án điện mặt trời được đẩy nhanh tiến độ. Tháng 8 vừa qua, Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 mở rộng đã chạy tổ máy và phát điện thương mại. Toàn tỉnh có 21 dự án điện mặt trời đã hoàn thành, đóng điện trước ngày 30/6/2019 với tổng công suất 903,48 MW (tương đương 1.137,5 MWp), tổng diện tích 1.394,3 ha, tổng vốn đầu tư ước tính 25.059 tỷ đồng. Đã triển khai thi công cải tạo nâng tiết diện dây dẫn đường dây 110kV Phan Rí -Tuy Phong (Bình Thuận) - Ninh Phước (Ninh Thuận) để giải tỏa công suất các nhà máy điện gió và điện mặt trời.
Toàn tỉnh hiện có 6 khu công nghiệp (KCN) với tổng diện tích 1.093 ha, đã và đang đầu tư hạ tầng hiện đại đồng bộ về nguồn điện, nước, viễn thông, nhà máy xử lý nước thải. Trong đó KCN Phan Thiết (giai đoạn 2), Hàm Kiệm I, Hàm Kiệm II, Tuy Phong, Sông Bình đang thu hút đầu tư. Các KCN Tân Đức, Sơn Mỹ I, Sơn Mỹ II đang triển khai thủ tục đầu tư. Từ đầu năm đến nay, đầu tư hạ tầng các KCN tiếp tục được đôn đốc triển khai ước thực hiện đạt giá trị 112 tỷ đồng, đạt 60% kế hoạch năm 2019. Tính đến nay đã thu hút thêm 7 dự án (4 dự án đầu tư trong nước và 3 dự án có vốn đầu tư nước ngoài) với tổng vốn đầu tư 399 tỷ đồng và 51,77 triệu USD, diện tích đất cho thuê 30,7 ha. Lũy kế các KCN trong tỉnh đã thu hút 78 dự án (trong đó có 26 dự án FDI), với tổng vốn đầu tư là 3.034 tỷ đồng và 223,15 triệu USD. Diện tích đất cho thuê 195,83 ha, tỷ lệ lấp đầy chiếm 26,74% diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê của 6 KCN. Về hạ tầng các cụm công nghiệp: Đông Hà, Nam Hà, Nghĩa Hòa tiếp tục đẩy mạnh đầu tư, thu hút thêm 6 dự án đầu tư thứ cấp vào các cụm công nghiệp với tổng vốn đầu tư 49,3 tỷ đồng. Đến nay, toàn tỉnh có 22/35 cụm công nghiệp thu hút, bố trí hơn 169 dự án đầu tư, với tổng diện tích 216,57 ha, chiếm khoảng 31,08% diện tích đất công nghiệp của các cụm, giải quyết việc làm cho 8.150 lao động tại địa phương.
Thời gian tới, tỉnh khuyến khích phát triển công nghiệp bảo quản sau thu hoạch, phát triển công nghiệp chế biến theo hướng tăng sản phẩm có hàm lượng khoa học - công nghệ và giá trị gia tăng cao, nhất là chế biến nông - lâm - thủy sản và các sản phẩm lợi thế của tỉnh. Tạo điều kiện và hỗ trợ các chủ đầu tư trong công tác chuẩn bị đầu tư, đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, các dự án sản xuất công nghiệp, hạ tầng điện, các dự án điện gió, điện mặt trời đã được chấp thuận đầu tư...