【kết quả bóng đá giao hữu nữ】Đồng Tháp tăng cường tự động thu thập dữ liệu nông sản

TheĐồngTháptăngcườngtựđộngthuthậpdữliệunôngsảkết quả bóng đá giao hữu nữo Đề án “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thu thập thông tin, dự báo tình hình thị trường nông sản”, ứng dụng hiệu quả các công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật…) trong thu thập thông tin, phân tích, dự báo tình hình thị trường nông sản là một nội dung quan trọng. Cơ sở dữ liệu thu thập được sẽ phục vụ đắc lực trong công tác quản lý, chỉ đạo điều hành vĩ mô.

Lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp (bên phải) và Công ty Rynan Technologies Việt Nam
 trao đổi về nền tảng chuyển đổi số nông nghiệp.

Mới đây, Sở TT&TT cùng Sở NN&PTNT Đồng Tháp đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác thúc đẩy chuyển đổi số với VNPT Đồng Tháp. Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Huỳnh Minh Tuấn, Đồng Tháp đã xây dựng một số mô hình ứng dụng công nghệ số tiêu biểu trong nông nghiệp như: Sử dụng máy bay không người lái để phun thuốc trừ sâu; ứng dụng bẫy đèn thông minh để dự báo sâu rầy; ứng dụng ảnh viễn thám để xác định diện tích cây trồng; hệ thống bơm tưới tự động...

Dù vậy, đây chỉ là bước đầu. Do chuỗi sản xuất, phân phối và tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp vẫn còn rời rạc. Do đó, cần sự tham gia tư vấn, cung cấp giải pháp về phát triển nông nghiệp, nông thôn của doanh nghiệp.

Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Tuyên nêu ra điểm khác biệt giữa nông nghiệp số và nông nghiệp truyền thống là áp dụng công nghệ kỹ thuật số như AI, Big Data, IoT vào các hoạt động của ngành. Các doanh nghiệp số Việt Nam đóng góp vai trò ngày càng quan trọng, cho ra đời nhiều sản phẩm, giải pháp hữu ích như: Giải pháp nền tảng IoT hỗ trợ doanh nghiệp quản lý môi trường, vận hành và giám sát quá trình nuôi, trồng; hệ sinh thái nông nghiệp số cung cấp sản phẩm, giải pháp tích hợp giúp kết nối trực tiếp nông dân với người tiêu dùng; ứng dụng công nghệ data analytics (phân tích dữ liệu) vào phân tích và quản lý.

Ông Võ Quốc Trung, Ban Chuyển đổi số tài nguyên, môi trường và nông nghiệp (Tập đoàn VNPT) chia sẻ tập đoàn đã ký thỏa thuận hợp tác với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về chuyển đổi số nông nghiệp; khai trương 2 cơ sở dữ liệu quốc gia về nông nghiệp. Mục tiêu của VNPT là đồng hành cùng ngành Nông nghiệp trong việc chuyển đổi số, đến năm 2025 hình thành không gian nông nghiệp số.

Theo ông Trung, để thúc đẩy chuyển đổi số nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long, cần một số giải pháp như Xây dựng hệ thống thông tin ngành Nông nghiệp; có giải pháp kết nối cung - cầu nông sản; quản lý chuỗi giá trị nông sản; quản lý nông thôn thông minh. Bên cạnh đó là xây dựng bộ giải pháp nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác; ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong thu hoạch thông minh; truy xuất nguồn gốc theo tiêu chuẩn Việt Nam; minh bạch thông tin sản phẩm “từ trang trại tới bàn ăn”…

Trước đó, Đồng Tháp đã ban hành Đề án Chuyển đổi số ngành Nông nghiệp giai đoạn 2022 – 2025, định hướng đến năm 2030. Nền tảng chuyển đổi số chia thành 3 giai đoạn, giai đoạn đầu là ứng dụng công nghệ số để số hóa dữ liệu quản lý, quy trình xử lý, báo cáo, lưu trữ dữ liệu thông qua phát triển hệ thống phần mềm, ứng dụng thiết bị thông minh từ cấp xã đến cấp tỉnh.

Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Đồng Tháp, nền tảng nông nghiệp số trực quan hóa dữ liệu báo cáo của tất cả lĩnh vực dưới dạng biểu đồ, bản đồ, hình ảnh; hỗ trợ quản lý dữ liệu sản xuất an toàn, truy xuất nguồn; ứng dụng công nghệ vào quy trình giải quyết thủ tục hành chính trong việc thiết lập, giám sát.

Trong giai đoạn tiếp theo, nền tảng chuyển đổi số sẽ tăng cường hơn nữa việc tự động hóa thu thập, xử lý, thống kê số liệu thông qua ứng dụng công nghệ viễn thám; thông qua thiết bị giám sát IOT, thuật toán trí tuệ nhân tạo để quản lý, cảnh báo dịch hại, thiên tai v.v..

Bí thư Tỉnh ủy Lê Quốc Phong đề nghị công ty Rynan Technologies Việt Nam tiếp tục hoàn thiện dữ liệu; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm rõ thêm về phân cấp, phân quyền trong cập nhật, quản lý dữ liệu; tích hợp thêm một số hệ thống thông tin liên quan đến nông nghiệp hiện đang sử dụng.

Điều này phù hợp với mục tiêu cụ thể đến năm 2025 của Đề án “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thu thập thông tin, dự báo tình hình thị trường nông sản”. Đó là hoàn thành xây dựng trung tâm dữ liệu tập trung của ngành nông nghiệp (data warehouse/kho dữ liệu) chuyên sâu phục vụ phân tích và dự báo tình hình thị trường nông sản. Hoàn thành xây dựng công cụ, phần mềm phục vụ thu thập thông tin, phân tích, dự báo tình hình thị trường các sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia và sản phẩm có tiềm năng phát triển quy mô lớn.

Nhà cái uy tín
上一篇:Hiệu quả từ mô hình Phân loại rác tại nguồn
下一篇:Tây Nguyên, Nam Bộ mưa nhiều nhất cả nước